Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tác dụng của dấu phẩy, cho ví dụ minh họa

Tác dụng của dấu phẩy, cho ví dụ minh họa được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tác dụng của dấu phẩy, cho ví dụ minh họa

Lời giải:

Tác dụng của dấu phẩy:

Dấu phẩy: được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là:

- Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ, vị ngữ (Trạng ngữ/Khởi ngữ, Chủ ngữ - Vị ngữ)

Ví dụ: Mỗi khi xuân về, trăm hoa đua nhau nở.

- Giữa các từ ngữ có chức vụ trong câu:

Ví dụ: Đào, lê, táo, mận đều là những loại trái cây mà ông em thích

- Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó:

Ví dụ: Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là một người rất giản dị

- Giữa các vế của một câu ghép:

Ví dụ: Trời đang mưa to quá, chúng tôi không đi học

1. Khái niệm về dấu phẩy

- Dấu phẩy (ký hiệu: ,) là một dấu câu được sử dụng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách.

2. So sánh dấu phẩy và dấu chấm phẩy

2.1. Dấu chấm phẩy (;) là loại dấu dùng ở bên trong câu, có công dụng

Ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập:

Ví dụ:

“Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn”. (Thép Mới)

Tách các nhóm ý hoặc các ý lớn trong một câu, khi chúng có sự khác biệt nào đó đối với nhau

Ví dụ:

“Nó lấy đầu nén đất của tổ nhiều lần cho chắc rồi san bằng; không thể nhận ra tổ dế ở chỗ nào nữa”. (Vũ Tú Nam)

Phân cách các ý lớn có quan hệ liệt kê:

Ví dụ:

“Những cảnh đẹp của đất nước hiện ra: cách đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi”. (Nguyễn Thế Hội)

* Lưu ý:

- Khi đọc, sau dấu chấm phẩy phải nghỉ hơi một quãng bằng nửa quãng nghỉ sau dấu chấm (sau dấu chấm phải nghỉ hơi một quãng bằng khoảng thời gian đọc một chữ).

- Khi viết, chữ cái đầu tiên sau dấu chấm phẩy không được viết hoa.

2.2. Dấu chấm phẩy (;) giống và khác dấu phẩy (,) ở chỗ

Giống nhau

- Là loại dấu dùng ở bên trong câu.

- Dấu chấm phẩy và dấu phẩy đều được dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập.

- Lưu ý: Khi đọc, quãng nghỉ hơi sau dấu chấm phẩy và dấu phẩy giống nhau; khi viết, chữ cái đầu tiên sau dấu chấm phẩy và dấu phẩy đều không được viết hoa.

Khác nhau

Dấu chấm phẩy có một số công dụng khác mà dấu phẩy không có (như tách các nhóm ý hoặc ý lớn, phân cách các bộ phận của khi các bộ phận này về mặt ngữ pháp, có thể tồn tại độc lập như một câu...). Nhưng ngược lại, dấu phẩy có một số công dụng khác mà dấu chấm phẩy không có (như ngăn cách trạng ngữ, hô ngữ với nòng cốt câu, ngăn cách bộ phận chú thích trong câu, ngăn cách các bộ phận song song...)

3. Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu, trong đó có sử dụng các dấu câu đã học (dấu phẩy, dấu chấm than, dấu hỏi, dấu chấm, ...)

Đoạn văn mẫu 1:

Tình cảm gia đình là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng. Trong tình cảm gia đình có sự yêu thương của cha và mẹ. Tình yêu này nuôi dưỡng biết bao tâm hồn của mỗi con người. Có người hỏi: Vì sao lại cho rằng tình yêu gia đình lại khác với tình yêu học trò,...? Vì khi bạn vấp ngã hay khi bạn mệt mỏi, tình yêu gia đình sẽ bù đắp cho bạn, sẽ giúp đỡ bạn coi đó như là lời động viên. Gia đình sẽ là người bạn chân thành nhất, cần bạn mà bạn không phải trả thứ gì còn ngoài kia tình người khác cần bạn nhưng phải có điều kiện. Tình yêu gia đình! Gia đình là nơi sinh ra ra; ôm ấp, chở che ta khôn lớn; là tổ ấm, mái ấm của mỗi người. Nơi ấy có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, vợ chồng sống gắn bó, yêu thương, máu thịt với nhau. Mối quan hệ đó là quan hệ bền chặt, sống chết, sướng khổ có nhau, khó có thể lìa xa. Vì thế, tình yêu gia đình là thứ tình yêu thiêng liêng, sâu nặng nhất, nó thể hiện phẩm chất cao quý của mỗi con người.

Đoạn văn mẫu 2:

Khi còn nhỏ, mơ ước của anh ta là trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cũng có khi lại muốn trở thành một giáo viên dạy thật giỏi. Tuy nhiên mơ ước đó không thành vì tại các cuộc thi anh ta đều trượt (thi tiếng hát truyền hình và đại học sư phạm). Không nản chí với mơ ước của mình, anh ta vào lính và rất hăng hái trong các phong trào đoàn thể. Anh cũng không quên thường xuyên ôn bài để tiếp tục thi đại học. Giờ đây đã đứng trên bục giảng một trường Đại học danh giá, anh không thể nào quên "thuở hàn vi" gian nan và cực khổ. Anh thấm thía lời dạy của Bác Hồ: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... để truyền lửa cho thế hệ mai sau!

--------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Tác dụng của dấu phẩy, cho ví dụ minh họa. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hoang Duyen Truong
    Hoang Duyen Truong

    😛 hay quá

    Thích Phản hồi 16/05/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm