Danh từ là gì?

Danh từ là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Danh từ là gì?

Lời giải:

Danh từ là những từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm. Danh từ là một bộ phận của ngôn ngữ nên nó biến đổi và phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Cùng với động từ và tính từ, danh từ là một trong những từ loại quen thuộc trong tiếng Việt. Chúng ta tiếp xúc và sử dụng danh từ hàng ngày, trong mọi lĩnh vực của đời sống để giao tiếp và trao đổi thông tin.

1. Phân loại danh từ

Trong tiếng Việt, danh từ gồm có hai loại lớn là: danh từ chung và danh từ riêng.

Danh từ chung

- Khái niệm: Danh từ chung là tất cả những danh từ còn lại trong hệ thống tiếng Việt sau khi đã trừ đi danh từ riêng.

- Phân loại: Có nhiều cách để phân chia danh từ chung nhưng phổ biến là phân chia theo cách cách: Phân chia theo ý nghĩa, phân chia theo cấu trúc và ý nghĩa của từ.

- Danh từ cụ thể: sự vật mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan. Nó bao gồm các danh từ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội. Ví dụ: hổ, chó, mèo, sấm chớp, mưa, nghèo đói, chiến tranh,…

- Danh từ chỉ khái niệm: sự vật là con người ta không thể cảm nhận bằng các giác quan mà chỉ tồn tại trong nhận thức và suy nghĩ của con người mà thôi. Ví dụ: tư tưởng, niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc,…

+ Danh động từ: Những động từ kết hợp với các danh từ để tạo thành một danh từ mới. Ví dụ: sự giải phóng, cái ăn, lòng yêu nước, niềm vui, nỗi nhớ,…

+ Danh tính từ: Những tính từ kết hợp với các danh từ để chuyển loại của từ thành danh từ mới. Ví dụ: cái đẹp, sự trong sáng, tính sáng tạo, sự đơn giản,..

- Danh từ chỉ vị trí: là những danh từ biểu thị địa điểm và hướng trong không gian. Chúng thường được kết hợp với nhau để xác định rõ vị trí của sự vật, địa điểm hay phương hướng. Ví dụ: phía, phương, bên, trên, dưới, nam, bắc, hướng Tây, bên trên, ở dưới,...

- Danh từ chỉ đơn vị:

+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: chỉ rõ loại sự vật nên còn được gọi là danh từ chỉ loại. Ví dụ: con, cái, chiếc, cục, mẩu, miếng, tấm, ngôi, tờ, quyển,…

+ Danh từ chỉ đơn vị đo lường: tính đếm các sự vật, hiện tượng, chất liệu,... Ví dụ: Lạng, tạ, yến, nắm, gang, chùm, nải, miếng, bơ,…

+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian. Ví dụ: giây, phút, giờ, tích tắc, tháng, mùa vụ,…

+ Danh từ chỉ đơn vị tập thể: dùng để tính các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Ví dụ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn, dãy,…

+ Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chức. Ví dụ: xóm, thôn, xã, quận, huyện, tiểu đội, trường,…

Danh từ riêng

- Khái niệm:

+ Danh từ riêng trong tiếng Việt là những từ dùng để chỉ tên người, tên địa danh, vùng đất, lãnh thổ, tôn giáo, phong trào, các tờ báo, các thời đại và tên gọi những ngày lễ, tết trong năm

+ Các danh từ riêng có thể là từ thuần Việt như Năm, Bông, Cám, Tấm, Thạch Sanh, Sọ Dừa,...cũng có thể là từ Hán Việt như Hải, Đức, Dũng, Hùng, Hoàng, Nguyệt, Nga,... hoặc là tên phiên âm từ các thứ tiếng nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,...)

- Quy tắc viết danh từ riêng

+ Viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng dấu gạch nối với những từ danh từ riêng thuần Việt và Hán Việt.

+ Với những danh từ riêng là từ mượn của ngôn ngữ Ấn - Âu thường được phiên âm một cách trực tiếp (Jimmy, Heracles, Jonh, Kafka,...) hoặc phiên âm ra tiếng Việt và sử dụng dấu gạch nối giữa các tiếng (Dim-mi, Hê-ra-cu-lếch, Giôn, Káp-ka,...)

2. Chức năng và cách sử dụng danh từ

- Tuy được phân chia thành nhiều loại nhưng về cơ bản danh từ được sử dụng với mục đích gồm:

- Danh từ có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. Ví dụ như 3 con gà trong số 3 bổ ngữ cho danh từ “con gà”.

- Danh từ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu hoặc tân ngữ cho ngoại động từ.

- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Trong cụm danh từ, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa có thể xác định được.

- Danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

- Việc xác định và sử dụng danh từ không phải khó, quan trọng bạn cần đọc nhiều sách để nâng cao vốn từ vựng nha.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Danh từ là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 117
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm