Cà rem là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Cà rem là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Cà rem là gì?

Lời giải:

Cà rem là crème (tiếng Pháp) là từ mượn tiếng nước ngoài.

Cà rem là từ chỉ que kem chắc hẳn chỉ con nít ở những vùng thôn quê mới hay dùng để gọi một món ăn khoái khẩu của độ tuổi này.

Cà rem là kem lạnh là món kem ngọt dạng đông lạnh làm từ sữa như thêm vào gia vị và đường như chủ yếu là kem đá, kem đậu xanh, đậu đen… của thời ngày xưa chứ không có nhiều loại kem đa dạng, đắt tiền như hiện nay.

Cũng giống như những ngôn ngữ khác, hiện tượng tiếp nhận từ ngữ của một ngôn ngữ vào tiếng Việt không diễn ra một cách đơn giản mà các từ mượn phải chịu sự biến đổi theo quy luật của tiếng Việt. Quá trình đồng hóa các từ ngoại lai diễn ra trên cả bốn mặt là chữ viết, ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp

1. Khái niệm

Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa. Tuy nhiên, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.

2. Tại sao có từ mượn?

Trên thế giới không có ngôn ngữ nào thuần chủng mà đều có sự vay mượn, hoặc nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác. Tiếng Việt cũng trong xu thế trên. Vay mượn hoặc sử dụng từ ngữ từ nơi khác là hiện tượng phổ biến và tất yếu của sự tiếp xúc về ngôn ngữ, văn hóa của các quốc gia với nhau. Nhất là trong thời đại phát triển công nghệ, nhiều thuật ngữ, khái niệm mà ngôn ngữ Tiếng Việt không thể đáp ứng việc vay mượn sử dụng ngôn ngữ khác là điều tất yếu để đáp ứng sự phát triển của kỷ nguyên mới.

Ví dụ trong ngôn ngữ Việt có sử dụng nhiều từ mượn trong tiếng Hán cổ. Nguyên nhân trong thời kì dài nước Hán (Trung Quốc) đô hộ nước ta.

Trong tiếng Mỹ có nhiều từ mượn của tiếng Anh, đa số người Mỹ từ nước Anh di cư từ hàng trăm năm trước.

=> Mượn từ là xu thế tất yếu của sự phát triển ngôn ngữ.

3. Nguyên tắc mượn từ

Nhằm bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt khi mượn từ cũng có những nguyên tắc riêng đó là không sử dụng tùy tiện, lạm dụng các từ mượn. Nếu như lạm dụng thường xuyên sẽ làm hại đến ngôn ngữ Tiếng Việt, về lâu dài khiến cho ngôn ngữ trở nên pha tạp. Bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mọi quốc gia trên thế giới.

4. Phân loại từ mượn theo nguồn gốc

Trong Tiếng Việt, nước ta vay mượn ngôn ngữ nhiều quốc gia trên thế giới nhưng chủ yếu tập trung vào 4 quốc gia chính có ảnh hưởng nhất đó là tiếng Hán (Trung Quốc), tiếng Pháp (Pháp), tiếng Anh (Anh), tiếng Nga (Nga).

Từ mượn tiếng Hán: rất quan trọng và chủ yếu trong tiếng Việt bao gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt. Ví dụ từ mượn tiếng Hán: anh hùng, siêu nhân, băng hà,…hay như các thành ngữ Hán Việt ví dụ như Công thành danh toại, Lục lâm hảo hán, Điệu hổ ly sơn, Nhàn cư vi bất thiện, Đồng cam cộng khổ, Môn đăng hộ đối, Trường sinh bất lão, Vạn sự khởi đầu nan.

Từ mượn tiếng Anh: tiếng anh phổ biến trên thế giới vì vậy không lạ mà từ mượn tiếng Anh xuất hiện trong tiếng Việt. Ví dụ taxi, internet, video, rock, sandwich, shorts, show, radar, jeep, clip, PR…

Từ mượn tiếng Pháp: trước kia nước ta là một phần thuộc địa của Pháp và nhân dân có sử dụng các từ mượn tiếng Pháp. Ví dụ như Bière (bia), cacao (ca cao), café (cà phê), fromage (pho mát), jambon (giăm bông), balcon (ban công), ballot (ba lô), béton (bê tông), chou-fleur (súp lơ), chou-rave (su hào), clé (cờ lê), coffrage (cốt pha, cốp pha), compas (com pa), complet (com lê), cravate (cà vạt, ca-ra-vát), cresson (cải xoong), crème (kem, cà rem)…

Chú ý:

– Ngoài các từ mượn trên Tiếng Việt còn dùng các từ mượn khác như tiếng Nga nhưng không nhiều.

– Từ mượn đã Việt hóa khi viết như thuần Việt, với từ mượn chưa việt hóa hoàn toàn khi viết sẽ có dấu gạch nối nhất là các từ 2 tiếng.

5. Ví dụ minh họa

Từ mượn tiếng Hán:

– Khán giả: được tạo thành bởi hai chữ trong tiếng Hán, trong đó: Khán có nghĩa là nhìn, giả có nghĩa là nghe.

– Yếu lược: được tạo thành bởi hai chữ đó là Yếu là quan trọng, lược có nghĩa là tóm tắt.

Từ mượn tiếng Pháp

– A – xít: có nguồn gốc từ “acide” có phiên âm là /asid/.

– A lô: có nguồn gốc từ “allô” có phiên âm là /alo/. Đây là từ được sử dụng để hỏi “bên kia có nghe rõ được không?”.

– Ô tô: có nguồn gốc từ “auto” có phiên âm là /oto/, được sử dụng để chỉ phương tiện giao thông có bốn bánh, chạy bằng động cơ trên đường bộ, để chở người hoặc chở hàng.

– Bờ lu: có nguồn gốc từ “blouse”, phiên âm là /bluz/, được dùng để chỉ đồng phục áo choàng màu trắng của các bác sĩ.

Từ mượn tiếng Nga

Một số từ mượn tiếng Nga thường gặp như:

– Từ “Bôn-sê-vích” có nguồn gốc từ tiếng “ Большевик” , phiên âm là Bolshevik, được sử dụng để chỉ người giàu có trong xã hội.

– Từ “Mac-xít” có nguồn gốc từ “Ленинец”, phiên âm là Marksist, được dùng để chỉ người theo chủ nghĩa Mác.

Từ mượn Tiếng Anh

Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng phổ biến trong giao tiếp quốc tế. Bên cạnh đó, ở Việt Nam, Tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông. Do đó, Việt Nam cũng sử dụng nhiều từ mượn tiếng Anh, chẳng hạn như các từ sau:

– Đô la: là đơn vị tiền tệ có nguồn gốc từ “dollar”, phiên âm là /ˈdɒlə/;

– Phông, Phông chữ: có nguồn gốc từ chữ “font”, phiên âm là /fɑnt/

– In – tơ – net: là từ ngữ chỉ mạng máy tính, có nguồn gốc từ chữ “internet”, có phiên âm là /ˈɪntərnet/.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Cà rem là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 33
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm