Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cao như gì? Khỏe như gì? Đen như gì? Trắng như gì?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Cao như gì? Khỏe như gì? Đen như gì? Trắng như gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế sau vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh

Câu hỏi: Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế sau vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh

  1. Khỏe như…
  2. Đen như …
  3. Trắng như …
  4. Cao như …

Trả lời:

  1. Khỏe như voi
  2. Đen như mực
  3. Trắng như tuyết
  4. Cao như núi

1. So sánh là gì?

Xét ví dụ

Trẻ em như búp trên cành.

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

(Hồ Chí Minh)

→ Trẻ em là mầm non của đất nước tương đồng với búp trên cành, mầm non của cây cối. Đây là sự tương đồng cả về hình thức và tính chất.

⇒ Sự tươi non, đầy sức sống, chan chứa hy vọng.

⇒ Gợi tình cảm nâng niu, quý trọng đối với trẻ em.

Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

Mục đích: Làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

2. Tác dụng của biện pháp so sánh

Biện pháp so sánh sử dụng nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.

Hoặc so sánh còn giúp hình ảnh, sự vật hiện tượng trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy cụ thể để so sánh cái không cụ thể hoặc trừu tượng. Cách này giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc đang được nói đến.

Ngoài ra, so sánh còn giúp lời văn trở nên thú vị, bay bổng. Vì vậy được nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng trong tác phẩm của mình.

3. Dấu hiệu của biện pháp so sánh

Từ khái niệm biện pháp so sánh là gì trên đây, tất cả chúng ta cùng tìm hiểu về những tín hiệu và đặc điểm của biện pháp so sánh qua việc xem xét một số ví dụ cụ thể tiếp sau đây.

Phân tích ví dụ: Hai con mắt trong vắt như nước ngày thu

=> Sự vật được so sánh: Hai con mắt

=> Từ so sánh: như

=> Sự vật được dùng để làm so sánh: nước ngày thu

Dựa vào ví dụ trên có thể thấy rằng, cấu trúc của một câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh gồm có: vế được so sánh và vế để so sánh. Giữa hai vế so sánh thường có dấu câu hoặc từ so sánh. Một số từ so sánh là: như, tựa như, như thể, giống như, bao nhiêu…bấy nhiêu.

Dấu hiệu của biện pháp so sánh là gì? Đặc điểm của biện pháp so sánh như nào? – Để phân biệt trong câu có sử dụng biện pháp so sánh hay là không, cần dựa vào các địa thế căn cứ:

Có chứa các từ so sánh như: như, giống như, như thể, bao nhiêu….bấy nhiêu, không bằng….

Nội dung: có 2 sự vật có điểm tương đồng được so sánh với nhau.

4. Cấu tạo của phép so sánh

Mô hình cấu tạo

Xếp các ví dụ sau vào mô hình cấu tạo của phép so sánh

- "Trẻ em như búp trên cành" (Hồ Chí Minh)

- "Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân" (Tố Hữu)

Vế A (cái được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B (cái dùng để so sánh - cái so sánh)

Trẻ em

Như

Búp trên cành

Lòng ta

Vẫn vững

như

Kiềng ba chân

Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm

+ Vế A: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.

+ Vế B: Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh ở vế A. Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

+ Từ so sánh.

Chú ý

-Trong thực tế, mô hình cấu tạo trên có thể biến đổi ít nhiều Trong so sánh, phương diện so sánh và từ so sánh có thể được lượt bớt.

* Ví dụ 1:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

- Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

Ví dụ 2: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

Vế B (cái dùng để so sánh - cái so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B (cái dùng để so sánh – cái so sánh)

Trường Sơn

Chí lớn ông cha

Cửu Long

Lòng mẹ bao la sóng trào

Con người không chịu khuất

như

Tre mọc thẳng

5. Các kiểu so sánh thường gặp

So sánh ngang bằng

-So sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Mục đích ngoài tìm sự giống nhau còn là để thể hiện sự hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc dễ hiểu.

-Các từ so sánh ngang bằng: như, y như, tựa như, giống như, giống, là…

Ví dụ:

“Trẻ em là búp trên cành”

“Anh em như thể tay chân”

“Trên trời mây trắng như bông

Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây”

So sánh hơn kém

-So sánh hơn kém là loại so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại.

-Các từ so sánh hơn kém: hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì…

-Để chuyển từ so sánh ngang bằng sang so sánh hơn kém, người ta chỉ cần thêm vào trong câu các từ phủ định như “không, chưa, chẳng..” và ngược lại để chuyển từ so sánh hơn kém sang so sánh ngang bằng.

-Ví dụ:

“Những trò chơi game cuốn hút tôi hơn cả những bài học trên lớp” – Từ so sánh “hơn cả”

“Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng”

“Lịch trình làm việc của anh ấy dài hơn cả giấy sớ” => Thêm từ phủ định “không”, câu chuyển thành so sánh ngang bằng: “Lịch làm việc của anh ấy không dài hơn giấy sớ”.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Cao như gì? Khỏe như gì? Đen như gì? Trắng như gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm