Nghĩa của từ là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Nghĩa của từ là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nghĩa của từ là gì, cho ví dụ?

Trả lời:

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ,…) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có yếu tố ngoài ngôn ngữ: sự vật, hiện tượng, tư duy.

Ví dụ:

Tổ tiên: Các thế hệ đi trước (cụ kị, cha ông...).

Sính lễ: Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.

Chứng giám: Xem xét và làm chứng.

Hoảng hốt: Chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt.

Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm.

1. Từ là gì?

Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ được hiểu và mọi người thường giải thích đây là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo thành câu và mang cấu tạo ổn định với một nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật, chỉ các hoạt động, trạng thái, tính chất Từ có nhiều công dụng như gọi tên sự vật, hiện tượng đó là danh từ, hoạt động là động từ, tính chất là tính từ.

2. Nghĩa của từ và các cách giải nghĩa của từ

Khái niệm nghĩa của từ

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị.

Những nội dung này liên quan đến các loại từ mà ta giải thích như: nội dung về sự vật là danh từ, nội dung về hoạt động là động từ, nội dung về tính chất là tính từ... Những loại từ này học sinh tiểu học đã được học.

Ngoài các nội dung cơ bản trên, nghĩa của từ còn là nội dung về số lượng (một, hai, ba…), lượng ít nhiều (các, những, mỗi…), tình cảm (ái, ối, ư…), chỉ trỏ để xác định (này, kia, đó, nọ…).

Vậy, nghĩa của từ thật là đa dạng, đôi khi xung quanh ta có rất nhiều, ta không thể giải thích được hết.

Các cách giải nghĩa của từ

* Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

Ấm áp: Cảm giác dễ chịu, không lạnh lẽo.

Bờm: Đám lông dài mọc trên cổ, trên gáy một vài giống thú (ngựa, sư tử…).

Quần thần: Các quan trong triều (xét trong mối quan hệ với vua).

Học hành: Học và luyện tập để có hiểu biết, có kỹ năng.

Học lỏm: Nghe hoặc nhìn rồi làm theo, không có người trực tiếp dạy bảo.

Học hỏi: Tìm tòi, hỏi han để tiếp thu kiến thức.

Học tập: Học văn hóa có thầy cô, có chương trình, có hướng dẫn.

Giếng: Là cái hố được đào sâu xuống lòng đất để lấy nước từ những mạch ngầm chảy ra. Giếng thường có hình tròn, bờ thành xây bằng gạch.

Biếu: Đem quà đến tặng người có tuổi hoặc có địa vị cao hơn mình.

Rung rinh: Chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp.

Tập quán: Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu đời trong đời sống, được mọi người làm theo.

Nao núng: Không vững lòng tin ở mình nữa

* Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa

Ví dụ:

Siêng năng: Đồng nghĩa với chăm chỉ, cần cù.

Phu thê: Đồng nghĩa với vợ chồng.

Phích nước: Đồng nghĩa với âm tích

Cái chén: Đồng nghĩa với cái bát, cái đọi.

Lạc quan: Trái nghĩa với bi quan.

Tích cực: Trái nghĩa với tiêu cực.

Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm.

* Giải nghĩa từng thành tố

Đối với các từ Hán Việt hoặc từ ghép ta giải nghĩa bằng cách chiết tự nghĩa là phân tích từ thành các thành tố (tiếng) rồi giải nghĩa từng thành tố.

Ví dụ:

Thảo nguyên: (thảo: cỏ, nguyên: Vùng đất bằng phẳng) đồng cỏ.

Khán giả: (khán: xem, giả: người) người xem.

Thủy cung: (thủy: nước, cung: Nơi ở của vua chúa) cung điện dưới nước.

3. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ làm cho từ có nhiều nghĩa.

Sở dĩ có hiện tượng chuyển nghĩa của từ là vì trong quá trình phát triển của xã hội, nhiều sự vật hiện tượng mới ra đời, ngôn ngữ cũng phải phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Trong quá trình phát triển của ngôn ngữ có hiện tượng tạo thêm nghĩa mới cho từ đã có sẵn để chỉ sự vật, hiện tượng mới. Hiện tượng này gọi là sự chuyển nghĩa tạo nên các từ nhiều nghĩa. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ thể hiện quy luật tiết kiệm trong ngôn ngữ.

Trong quá trình chuyển biến về nghĩa của từ, nghĩa ban đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác gọi là nghĩa gốc. Các nghĩa được nảy sinh từ nghĩa gốc và có quan hệ với nghĩa gốc là nghĩa chuyển.

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Nghĩa của từ là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
3 1.368
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm