Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Biện pháp tu từ trong bài Cây tre Việt Nam

Chúng tôi xin giới thiệu bài Biện pháp tu từ trong bài Cây tre Việt Nam được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài Cây tre Việt Nam

Trả lời:

Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

- Điệp ngữ: “tre”,…

1. Nhà văn Thép Mới

Nhà văn Thép Mới tên thật là Hà Văn Lộc, nguyên quán của ông ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.

Ông còn có bút danh khác là Phượng Kim, Hồng Châu.

Ông mất 28 tháng 8 năm 1991 tại TP.Hồ Chí Minh.

* Tặng thưởng:

- Huân chương Kháng chiến hạng Nhất,

- Huân chương Độc lập hạng Nhất,

- Huân chương Chiến thắng hạng Nhất...

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Thép đã tôi thế đấy, tiểu thuyết của Nikolai Ostrovsky (dịch, năm 1955)

- Kháng chiến sau lũy tre, trên đồng lúa (bút ký, năm 1947)

- Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin (thuyết minh phim, năm 1980)

- Trách nhiệm (bút ký, năm 1951)

- Hữu nghị (bút ký, năm 1955)

- Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, của Karl Marx và Friedrich Engels (năm 1946, cùng dịch với Lê Văn Lương hiệu đính)

- Điện Biên Phủ, Một danh từ Việt Nam (bút ký, năm 1964)

- Đường về Tổ quốc (thuyết minh phim, năm 1980).

- Ngữ văn 6 hiện lưu hành ở trường THCS tại Việt Nam.

- Ý nghĩ người phóng viên kháng chiến (bút ký, năm 1948)

- Cây tre Việt Nam

- Như anh em một nhà (bút ký, năm 1957)

- Trường Sơn hùng tráng (bút ký, năm 1967)

- Thời gian ủng hộ chúng ta, tùy bút của Ilya Ehrenburg (dịch, năm 1954)

- Từ Điện Biên Phủ đến 30 tháng 4 (bút ký, năm 1985)

- Hiên ngang Cu Ba (bút ký, năm 1962)

- Năng động Hồ Chí Minh (bút ký, năm 1990)

- Thời dựng Đảng (bút ký, năm 1984)

2. Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam

- Hình dáng: Mọc thẳng, dáng mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn

- Phẩm chất:

+ Vào đâu tre cũng sống, xanh tốt…

+ Cứng cáp, dẻo dai, thanh cao chí khí…

+ Thẳng thắn, bất khuất, anh hùng…

- Nghệ thuật: tính từ, ẩn dụ, nhân hóa.

⇒ Sức sống mãnh liệt, vẻ đẹp đơn sơ, khỏe khoắn của tre gắn với khí phách, phẩm chất kiên cường của người dân Việt Nam.

3. Sự gắn bó của cây tre Việt Nam với người dân Việt

Cây tre với người dân Việt Nam

- Trong đời sống và lao động sản xuất.

+ Tre có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước.

+ Trẻ thơ: chơi chắt, chơi chuyền

+ Tuổi già: điếu cày

- Niềm vui: Thuở lọt lòng nằm trong nôi tre.

- Nỗi buồn: Chết, nằm trên giường tre.

- Làm ăn:

+ Tre giúp người trăm nghìn công việc.

+ Tre dựng nhà cửa, vỡ ruộng…

+ Tre ăn ở với người…

+ Tre là cánh tay…

- Nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ, xen thơ vào văn.

⇒ Tre là phương tiện phục vụ lao động. Tre là bạn thân chung thủy của nhân dân Việt Nam!

- Trong chiến đấu:

+ Gậy, chông…

+ Chống lại quân thù…

+ Xung phong …

+ Hy sinh…

- Nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ, liệt kê, động từ.

⇒ Tre lại là vũ khí - là đồng đội - là đồng chí của ta!

- Trong hiện tại và tương lai:

+ Tre là âm nhạc của làng quê.

+ Búp tre là biểu tượng trên huy hiệu Đội.

+ Nghệ thuật: điệp ngữ, câu cảm, câu khẳng định.

⇒ Cây tre mãi là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam, là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam!

4. Cảm nghĩ về bài Cây tre Việt Nam

Trong tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, tác giả Thép Mới có viết: “Cây tre là người bạn thân của nông thôn Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”. Quả thật cây tre đã vô cùng gắn bó trong cuộc sống của con người Việt Nam.

Ở mỗi làng quê Việt Nam, ta có thể bắt gặp hình ảnh những lũy tre làng. Chúng giống như những bức tường thành kiên cố bảo vệ xóm làng. Cây tre nhỏ nhắn với thân dài thẳng, được chia thành những đốt nhỏ đều nhau. Thân cây thường có màu xanh thẫm, các đốt thì có màu hơi xanh đậm hơi vàng. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cây tre không đứng riêng lẻ với nhau, mà nhiều cây đứng cùng nhau, tạo thành các lũy tre. Chính bởi vậy mà tre đã trở thành biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Cây tre đã gắn bó với cuộc sống của con người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động và trong cả chiến đấu. Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Trong lao động, tre chính là cánh tay đắc lực của người nông dân. Trong cuộc sống hàng ngày, tre lại càng gần gũi hơn nữa. Từ chiếc nôi tre ta nằm lúc bé hay cái giường, tủ tre, cho đến cái cán cày cán cuốc, chiếc rổ bắt cá... Tre được dùng để đan thành mành làm trang trí, tre làm đũa ăn cơm, tre làm điếu cày, ấm trà, ống tiêu ống sáo... Từ trẻ con đến người già, từ phụ nữ đến nam giới, bất kì một người nào cũng đều đã từng sử dụng một vật dụng bằng tre. Còn trong chiến đấu, tre trở thành vũ khí dù thô sơ mà lại trở nên đắc lực nhất. Tôi vẫn còn nhớ mãi câu chuyện về chàng Thánh Gióng nhổ bụi tre ngà đánh đuổi giặc Ân thật đáng tự hào. Ngay cả trong hiện tại, gậy tre trông tre cũng giúp chúng ta đánh bại kẻ thù.

Hinh ảnh cây tre còn đi vào những bài thơ, câu hát với những tình cảm tốt đẹp nhất. Tre là niềm vui của tuổi thơ, là ký ức của người già. Đối với riêng tôi, cây tre đã gợi nhớ về những kỉ niệm nô đùa bên bạn bè trên con đê đầu làng, bên lũy tre xanh. Cả hình ảnh đứa em gái bé nhỏ nằm ngủ ngon lành trong chiếc nôi tre. Và nhớ đến hương vị đậm đà của món canh măng nấu với xương của mẹ mỗi dịp Tết đến… Cây tre gợi nhắc thật nhiều kỉ niệm tuyệt vời.

Có lẽ không một người dân Việt Nam nào là không biết đến cây tre. Dù ngày hôm nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì hình ảnh lũy tre làng vẫn còn in đậm trong tâm trí mỗi người con đất Việt như một tiếng gọi thiêng liêng của quê hương, đất nước.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Biện pháp tu từ trong bài Cây tre Việt Nam. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm