Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các loại tính từ trong tiếng Việt

Các loại tính từ trong tiếng Việt được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Các loại tính từ trong tiếng Việt đầy đủ nhất

Trả lời:

Tính từ trong tiếng Việt có thể được phân loại thành:

- Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, sạch, bẩn, đúng, sai, hèn nhát.

- Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xám, đen, trắng, nâu, chàm, xám

- Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, dài, ngắn, to, nhỏ, bé, khổng lồ, tí hon, mỏng, dày.

- Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, cong, thẳng, quanh co, thoi…

- Tính từ chỉ âm thanh: ồn, ồn ào, trầm, bổng, vang.

- Tính từ chỉ hương vị: thơm, thối, hôi, cay, nồng, ngọt, đắng, chua, tanh.

- Tính từ chỉ cách thức, mức độ: xa, gần, đủ, nhanh, chậm, lề mề.

- Tính từ chỉ lượng/dung lượng: nặng, nhẹ, đầy, vơi, nông, sâu, vắng, đông.

1. Định nghĩa tính từ

- Tính từ là từ dùng để chỉ tính chất, tính cách, màu sắc, trạng thái, mức độ, phạm vi…của người hoặc vật. Tính từ bổ nghĩa cho danh từ, đại từ và liên động từ.

- Tính từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái. Tính từ có khả năng kết hợp với đã, đang, đang, sẽ, rất, cực kì, lắm, quá,... và thường làm vị ngữ trong câu hoặc phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.

- Phân loại tính từ gồm: tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.

- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ

2. Cụm tính từ

- Cũng giống như danh từ và cụm động từ, khi sử dụng tính từ thường kết hợp với những từ khác tạo thành cụm tính từ.

- Cấu tạo chung của cụm tính từ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

- Chỉ thời gian, cách thức

- Chỉ mức độ

- Chỉ ý khẳng định hoặc phủ định

Tính từ

- Chỉ mức độ

- Chỉ ý so sánh

- Chỉ mốc đánh giá

- Chỉ sự định lượng, định tính

- Chỉ ý miêu tả

3. Bài tập vận dụng

Bài 1. Tìm tính từ trong các đoạn văn đã cho (SGK Trang 111)

a) Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng, ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

(Theo Võ Nguyên Giáp)

b) Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.

(Bùi Hiển)

Gợi ý:

Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...

Trả lời:

Các đoạn văn có những tính từ sau:

a) Gầy gò cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

b) Quang, sạch, bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh.

Bài 2. Hãy viết một câu có dùng tính từ

a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.

b) Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi,...).

Gợi ý:

a) Ông nội em đã bảy mươi tuổi mà da dẻ còn hồng hào lắm.

Bạn mai có mái tóc dài bóng mượt nhất lớp em

b) Nói về một sự vật quen thuộc với em.

Ai cũng khen chị gái của em xinh xắn dễ thương.

Dòng sông quê em sâu thăm thẳm

Bài 3. Tìm các cụm tính từ là thành ngữ?

Gợi ý:

Đen như cột nhà cháy, trắng như ngà, đắt như tôm tươi, nhanh như sóc, khỏe như voi, cứng như đá, vui như hội, đẹp như tiên, xấu như ma, hiền như Bụt, đỏ như son, nhát như cáy, tươi như hoa, đông như kiến, ...

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Các loại tính từ trong tiếng Việt. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm