Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ có yếu tố tự sự miêu tả đã học

Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ có yếu tố tự sự miêu tả đã học được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ có yếu tố tự sự miêu tả đã học.

Dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

- Mở đoạn:

Giới thiệu tác giả và bài thơ

Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

- Thân đoạn:

Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ

Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ

- Kết đoạn:

Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn)

Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là bài thơ viết về hình ảnh Bác Hồ qua những sinh hoạt đời thường. Bác không ngủ vì lo cho chiến dịch, vì lo cho các chú bộ đội phải ngủ ngoài rừng lấy lá cây làm chiếu, lấy manh áo làm chăn. Tôi ấn tượng nhất hai câu thơ: “Bác vẫn ngồi đinh ninh/ Chòm râu im phăng phắc”. Bác không ngủ, cũng không hoạt động chân tay, mà chỉ “ngồi đinh ninh”. Tưởng chừng như “ngồi đinh ninh” không để làm gì nhưng chính cụm từ đó đã gợi cho người đọc nhiều trường liên tưởng. Tại sao Bác không ngủ mà lại ngồi đinh ninh? Bác đang lo nghĩ chuyện gì? “Ngồi đinh ninh” là ngồi yên một chỗ, không động đậy, không nói một lời nào. Từ bên ngoài, người ta chỉ có thể biết Bác đang suy nghĩ điều gì đó. Câu thơ tiếp theo “Chòm râu im phăng phắc” vừa khắc họa hình ảnh quen thuộc, gần gũi của Bác Hồ mà ai cũng biết chính là chòm râu. Nhưng “chòm râu” nào có tri giác để biết “im phăng phắc”?! Ở đây, tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa để nói lên hình ảnh Bác ngồi một mình, lặng lẽ giữa đêm khuya, ngẫm ngợi. “Chòm râu im phăng phắc” đồng thời cũng cho thấy khung cảnh xung quanh lặng yên, không có một tiếng động hay hoạt động nào, ngay cả một cơn gió cũng không có. Như vậy, không gian ở đây là không gian tĩnh lặng của đêm khuya. Chỉ với hai câu thơ cùng biện pháp tu từ nhân hóa, tác giả đã vẽ được không gian, thời gian và hình ảnh của Bác. Điều đó đã cho tôi có thêm những cảm nhận về một bài thơ hay và hiểu thêm về chân dung Bác Hồ.

Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ chuyện cổ tích về loài người

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ có yếu tố tự sự miêu tả đã học. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm