Đặt câu theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ chạy và lạnh
Đặt câu theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ chạy và lạnh được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đặt câu theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ chạy và lạnh
Câu hỏi: Đặt câu theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ chạy và lạnh?
Lời giải:
- Từ chạy:
+ Nghĩa gốc: Tôi chạy theo Hoa ra ngoài
+ Nghĩa chuyển: Lan đã phải chạy chữa khắp nơi nhưng vẫn không khỏi bệnh
- Từ lạnh:
+ Nghĩa gốc: Thời tiết hôm nay lạnh quá !
+ Nghĩa chuyển: Bạn ấy vô cùng lạnh lùng với mình .
1. Nghĩa của từ là gì?
- Nghĩa của từ là nội dung gồm có tính chất, chức năng, khái niệm, quan hệ… mà từ biểu thị.
- Nghĩa của từ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có có yếu tố ngoài ngôn ngữ: sự vật, hiện tượng, tư duy. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu trúc của ngôn ngữ.
2. Cách giải thích nghĩa của từ
Nghĩa của từ rất đa dạng:
- Đưa ra khái niệm, định nghĩa từ biểu thị.
Ví dụ: Dũng cảm: đối mặt khó khăn, thử thách vẫn không lùi bước. Luôn chuẩn bị tinh thần đối mặt và vượt qua.
- Đưa ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ cần giải thích cho người khác hiểu.
3. Nghĩa gốc, nghĩa chuyển
Thế nào là nghĩa gốc?
=> Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành những nghĩa khác, bắt đầu từ những bộ phận trên cơ thể người và hoạt động
Thế nào là nghĩa chuyển?
=> Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành từ cơ sở của nghĩa gốc
Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cho ví dụ
- Chuyển nghĩa: Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Thông thường trong câu từ chỉ có một nghĩa nhất định.
- Ví dụ:
"Mùa xuân người cầm súng,
Lộc giắt đầy quanh lưng.
Mùa xuân người ra đồng,
Lộc trải dài nương mạ”.
(Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải)
Từ “xuân'”: chỉ mùa xuân — Hiểu theo nghĩa gốc.
- Trong một số trường hợp từ có thể được hiểu theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
- Ví dụ:
"Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
(Hồ Chí Minh)
Xuân (1): Nghĩa gốc.
Xuân (2): Nghĩa chuyển.
→ Hiểu theo 2 nghĩa.
4. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt.
- Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu , làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc
- Trong từ nhiều nghĩa, bao giờ cũng có nghĩa gốc và nghĩa chuyển (còn gọi là nghĩa bóng). Hiện tượng thay đổi nghĩa từ nghĩa gốc ban đầu của từ gọi là chuyển nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển nghĩa.Bạn đang xem: Nghĩa gốc là gì nghĩa chuyển là gì cho ví dụ
- Thông thường, trong câu từ chỉ có một nghĩa (tức là chỉ có một trong số các nghĩa của từ được hiểu). Nhưng cũng có khi trong câu từ mang nhiều nghĩa, cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển, nhất là trong văn bản văn học nghệ thuật.
Ví dụ:
* Từ chín:
- Lúa, hoa, quả... phát triển đến thời kì thu hoạch.
- Lương thực, thực phẩm đã được xử lí, chế biến qua lửa hoặc điện: cơm chín, rau chín...
* Từ chân có một số nghĩa sau:
- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân,...)
- Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác (chân kiềng, chân giường,...)
- Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám vào mặt nền (chân tường, chân núi,...)
a, Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:
- Cá rán – rán cá
- Cái điện thoại – hãy điện thoại ngay cho cô ấy
- Cái quạt – bà quạt ru em ngủ
b, Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:
- Nắm cơm - một nắm cơm
- Rán trứng - một đĩa trứng rán
- Bó rau - một bó rau
-----------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Đặt câu theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ chạy và lạnh. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.