Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập?

Trả lời:

Một số giải pháp giúp nhau tiến bộ trong học tập :

+ Làm việc nhóm

+ Thảo luận các ý kiến

+ Đọc sách

+ Giúp đỡ nhau khi khó hiểu

+ Tìm nguồn dữ liệu

+ Học tập trung cao độ

+ Tìm nguồn dữ liệu

+ Chuẩn bị bài và chia sẻ ý kiến

1. Có mục tiêu học tập

Nhiều bạn vẫn suy nghĩ “học được tới đâu hay tới đó” và chính suy nghĩ này sẽ khiến bạn thụ động trong quá trình học tập. Thật ra, học tập cũng giống như việc đầu tư. Bây giờ bạn phải đầu tư cho bản thân để kiếm kiến thức. Sau này bạn sẽ có đủ bản lĩnh để đầu tư vào công cụ khác để kiếm ra tiền, tạo lập công danh và sự nghiệp.

Mục tiêu học tập sẽ thúc đẩy bạn tiến về phía trước, ngăn “bệnh lười” và giúp bạn có tinh thần học tập hơn. Mục tiêu học tập ngắn hạn có thể là đạt điểm cao hơn trong bài kiểm tra tới hoặc dài hạn hơn là đạt học sinh khá giỏi trong học kỳ này hoặc năm học này.

2. Kiên trì và nhẫn nại

Học tập là kế hoạch dài hạn có thể theo bạn suốt đời. Do đó, hãy nhẫn nại. Kế hoạch và mục tiêu dù hoàn hảo đến đâu nhưng không đủ quyết tâm và kiên trì sẽ khiến bạn dễ nản chí và trở lại trạng thái cũ.

Hãy kiên trì tiến bộ từng ngày, bạn sẽ gặt được thành công mà mình mong muốn.

3. Tạo điều kiện học tập

Mỗi người có thói quen riêng. Có người học bài tốt trong không gian ồn ào, nhưng cũng có người cần sự yên tĩnh. Có người muốn học chung với bạn bè nhưng có người thích học một mình. Bạn hãy dựa vào thói quen và cách học hiệu quả của mình để xây dựng không gian và xác định thời gian học tập hiệu quả.

4. Chọn giờ học phù hợp

Nhiều người cho rằng việc học vào sáng sớm sẽ có hiệu quả bởi khoảng thời gian này, trong đầu bạn vẫn còn nhiều… khoảng trống, chưa phải suy nghĩ về những vấn đề khác nên việc học sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Tất nhiên cách lý giải này cũng có một phần cơ sở đúng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn đi theo hình thức học như thế.

Tùy thuộc vào sức khỏe cũng như sở thích của bạn, bạn phải tự xác định được bản thân thích hợp học vào khung giờ nào. Ít nhất cũng lựa chọn được khung giờ học hiệu quả nhất cho bản thân.

5. Giữ gìn sức khỏe

Bạn cố gắng thức khuya để học cho xong bài vở nhưng đây không phải là cách học khoa học. Trong trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ, khả năng tiếp thu của bạn sẽ giảm đi rất nhiều, làm kéo dài thời gian học. Hơn nữa, khi ngủ không đủ giấc, ngày hôm sau bạn sẽ mệt mỏi, kém tập trung, người cứ đờ đẫn, mơ màng… việc này sẽ lặp đi lặp lại vào những ngày sau đó. Đến cuối tuần, bạn sẽ nhận thấy mình đã có một tuần học tập không hiệu quả vì lỡ thức khuya một đêm.

Hãy giữ gìn sức khỏe, rèn luyện thể chất. Khi bạn khỏe mạnh, bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn và tập trung học tập tốt hơn.

6. Chọn không gian học yên tĩnh, lý tưởng

Không gian học là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để bạn tập trung học tốt hơn. Với một không gian đầy tiếng động, chắc chắn sẽ khiến thần kinh của bạn căng thẳng hơn, bạn khó có thể tập trung học và tiếp nhận kiến thức.

Một không gian yên tĩnh sẽ giúp bạn hạn chế được những sự tác động từ bên ngoài, đồng thời tâm trí được tập trung hơn, đầu óc thư giãn, thoải mái hơn nhiều. Đây cũng là một trong những cách tập trung học được các chuyên gia đánh giá cao.

7. Chủ động học tập

Chủ động học tập rất dễ, bạn sẽ tự tìm cách để bản thân ghi nhớ và hiểu rõ hơn về bài học trên lớp. Bạn có thể thử dùng cách liệt kê ý, vẽ sơ đồ, ghi chú, đọc thành tiếng, dán nội dung cần học ở nơi dễ nhớ…

Kế đến, thay vì học thuộc lòng mà không hiểu gì hết thì bạn nên nắm ý chính của nội dung, hiểu rõ vấn đề sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. Hơn nữa, thử đưa ra vài ví dụ minh họa trong thực tế cuộc sống để bạn hiểu rõ hơn về nội dung.

8. Sắp xếp các môn học hợp lý

Nhiều môn học cần phải học không có nghĩa là bạn chọn bất cứ môn học nào để học trước cũng thế. Một khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ có hứng thú với những môn tự nhiên. Trong những khoảng thời gian khác, bạn lại cảm thấy có hứng thú với những môn xã hội.

Hãy sắp xếp thời gian học hợp lý cho những môn học bạn cảm thấy vào thời điểm đó sẽ tiếp thu kiến thức nhanh nhất. Tất nhiên, hãy tích cực học một cách tự nguyện, học có ý thức thay vì tự mình ép mình học để thi cử, để đỗ ĐH, vào trường chuyên… hiệu quả sẽ không cao.

9. Tránh xa các thiết bị điện tử, liên lạc khi không cần thiết

Nếu không phải là những thiết bị tra cứu dùng trong học tập thì đã đến lúc bạn nên tắt những thiết bị điện tử, kết nối internet đi.

Ngày nay, sự phổ cập của các thiết bị điện tử, công nghệ ít nhiều đã làm gián đoạn việc học của các em học sinh. Nhiều chuyên gia cho rằng, khó có em học sinh nào lại không bị phân tâm với những thiết bị điện tử, liên lạc khi ngồi học. Chỉ cần 1 tin nhắn, 1 cuộc điện thoại cũng dễ dàng khiến cho bạn bị phân tâm.

Chính vì thế, khi không thật sự cần thiết, hãy tắt bớt các thiết bị điện thoại di động, thiết bị kết nối internet nhé.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
11 551
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm