Thử tưởng tượng em là Thủy Tinh và nêu những suy nghĩ cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc
VnDoc xin giới thiệu bài Thử tưởng tượng em là Thủy Tinh và nêu những suy nghĩ cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Thử tưởng tượng em là Thủy Tinh và nêu những suy nghĩ cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc
Đề bài: Thử tưởng tượng em là Thủy Tinh và nêu những suy nghĩ cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc.
Bài làm:
Bài mẫu 1:
Sau khi bị thua cuộc, tôi vô cùng căm giận. Có thể không căm giận hay sao khi tôi thất bại trong cuộc chiến giành người đẹp và thua trong cuộc chiến với Sơn Tinh sau đó. Nhìn thần dân của tôi mệt nhọc sau trận đấu, nhìn bao công sức tôi đã bỏ ra, lòng tôi lại cay đắng thêm muôn phần. Mối thù này tôi làm sao có thể rửa hết đây. Tôi không quan tâm ruộng đồng, nhà cửa, tôi chỉ cần biết lòng tự trọng một khi đã bị tổn thương thì cần phải tìm cách khôi phục. Hằng năm tôi sẽ dâng nước đánh Sơn Tinh, đánh để trả thù và hơn thế là rửa nỗi nhục ngày hôm nay. Không sớm thì muộn, tôi tin với sự kiên trì của mình, Sơn Tinh cũng sớm nếm mùi thất bại.
Bài mẫu 2:
Sau khi để thua Sơn Tinh, tôi vô cùng buồn bã. Bao nhiêu binh lính của tôi đã hi sinh và bị thương vô ích. Vì vậy hàng năm tôi vẫn dâng lũ lên để rửa hận cho những binh sĩ đã ngã xuống của tôi. Hi vọng tôi sẽ sớm báo thù được cho danh dự của mình và binh sĩ dũng cảm của tôi xưa kia, Sơn Tinh sẽ sớm nếm mùi thất bại.
1. Tìm hiểu chung truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Xuất xứ: Truyện bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hóa.
Thể loại
- Truyền thuyết
- Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Tóm tắt truyện
- Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh ﴾thần Núi﴿ và Thủy Tinh ﴾thần Nước﴿ cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân. Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.
Bố cục
Chia làm 3 đoạn
- Đoạn 1. Từ đầu đến "mỗi thứ một đôi": Vua Hùng thứ mười tám kén rể.
- Đoạn 2. Tiếp theo đến "thần Nước đành rút quân": Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng.
- Đoạn 3. Phần còn lại: Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.
Chủ đề: Truyện nhằm giải thích hiện tượng thiên nhiên.
2. Đọc - hiểu văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh
Hoàn cảnh và mục đích kén rể của Vua Hùng
- Hoàn cảnh
+ Mị Nương khôn lớn, xinh đẹp → Vua muốn kén chồng cho nàng.
Sơn Tinh Thủy Tinh: đến cầu hôn
+ Ngang tài ngang sức → Tưởng tượng, kỳ ảo nhằm tô đậm sức mạnh của cả hai vị thần
+ Vua Hùng ra điều kiện kén rể
+ Đưa ra sính lễ
+ Tổ chức thi tài
→ Kén người thông minh, nhanh nhẹn, tài giỏi.
Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
Cuộc giao tranh | Sơn Tinh | Thủy Tinh |
Nguồn gốc | Ở vùng núi | Ở miền biển |
Tài năng | Bốc đồi, dời núi | Hô mưa, gọi gió |
Nguyên nhân | Mang lễ vật tới trước, cưới được Mị Nương | Đến sau, nổi giận đánh Sơn Tinh |
Diễn biến | Mưu trí bốc đồi, dời núi, dựng thành đất ngăn lũ | Hô mưa gọi gió, nổi giông bão, dâng nước đánh Sơn Tinh |
Ý nghĩa tượng trưng | Tượng trưng cho sức mạnh vĩ đại của người Việt cổ | Tượng trưng cho sức mạnh ghê gớm của mưa gió, bão lũ |
Kết quả: Sơn Tinh thắng Thủy Tinh, con người chiến thắng thiên tai, lũ lụt.
Cuộc trả thù của Thủy Tinh
- Hằng năm dâng nước đánh Sơn Tinh → Năm nào cũng thua
Ý nghĩa cuộc chiến Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai, lũ lụt hàng năm của cư dân đồng bằng Bắc Bộ
→ Khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, xây dựng, bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Tổng kết
Nghệ thuật:
- Tình huống truyện đầy hấp dẫn.
- Cách kể chuyện sinh động, lôi cuốn.
- Xây dựng hình tượng mang tính tượng trưng và khái quát cao.
- Trí tưởng tượng kì ảo, phong phú và độc đáo
Nội dung:
- Vua Hùng kén rể và cuộc thi tài của Sơn Tinh và Thủy Tinh.
3. Ý nghĩa truyện
- Giải thích hiện tượng lũ lụt ở Miền Bắc nước ta mang tính chu kỳ, qua tính ghen tuông dai dẳng của con người – thần nước
- Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng và của người Việt cổ.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Thử tưởng tượng em là Thủy Tinh và nêu những suy nghĩ cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.