Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ mượn là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Từ mượn là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ mượn là gì?

Lời giải:

Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa.

Tuy nhiên, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.

Từ mượn xuất hiện trong một ngôn ngữ khi từ đó được nhiều người nói ngôn ngữ đó sử dụng và mang một ý nghĩa nhất định.

Nguồn gốc của từ mượn

Trong Tiếng Việt, nước ta vay mượn ngôn ngữ nhiều quốc gia trên thế giới nhưng chủ yếu tập trung vào 4 quốc gia chính có ảnh hưởng nhất đó là tiếng Hán (Trung Quốc). Ngoài ra, Tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như: tiếng Pháp tiếng Anh, tiếng Nga,…

- Từ mượn tiếng Hán: rất quan trọng và chủ yếu trong tiếng Việt bao gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt. Ví dụ từ mượn tiếng Hán: anh hùng, siêu nhân, băng hà,…hay như các thành ngữ Hán Việt ví dụ như Công thành danh toại, Lục lâm hảo hán, Điệu hổ ly sơn, Nhàn cư vi bất thiện, Đồng cam cộng khổ, Môn đăng hộ đối, Trường sinh bất lão, Vạn sự khởi đầu nan.

+ Từ gốc Hán (Hán cổ): chè, ngà, chén, chém, chìm, buồng, buồm,…

+ Từ Hán Việt: xuất huyết, từ trần, thổ, bản địa, hôn nhân, phụ nữ,…

- Từ mượn tiếng Anh: tiếng anh phổ biến trên thế giới vì vậy không lạ mà từ mượn tiếng Anh xuất hiện trong tiếng Việt.

Ví dụ: taxi, internet, video, rock, sandwich, shorts, show, radar, jeep, clip, PR…

- Từ mượn tiếng Pháp: trước kia nước ta là một phần thuộc địa của Pháp và nhân dân có sử dụng các từ mượn tiếng Pháp.

Ví dụ: Bière (bia), cacao (ca cao), café (cà phê), fromage (pho mát), jambon (giăm bông), balcon (ban công), ballot (ba lô), béton (bê tông), chou-fleur (súp lơ), chou-rave (su hào), clé (cờ lê), coffrage (cốt pha, cốp pha), compas (com pa), complet (com lê), cravate (cà vạt, ca-ra-vát), cresson (cải xoong), crème (kem, cà rem)…

Cách viết từ mượn

Từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt.

Ví dụ: Cảm mến, bao gồm, bày biện, bình bầu, biến đổi, bồi đắp, kỳ lạ,…

Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm hai tiếng trở lên thì ta dùng gạch nối để nối các tiếng lại với nhau.

Ví dụ: pi-a (PR), in-tơ-net (internet), a-xit (acide),…

Nguyên tắc mượn từ

Nhằm bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt khi mượn từ cũng có những nguyên tắc riêng đó là không sử dụng tùy tiện, lạm dụng các từ mượn. Nếu như lạm dụng thường xuyên sẽ làm hại đến ngôn ngữ Tiếng Việt, về lâu dài khiến cho ngôn ngữ trở nên pha tạp. Bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ là nhiệm vụ vô cùng quan trong của mọi quốc gia trên thế giới. Do đó, khi mượn từ cần đảm bảo hai nguyên tắc sau:

Tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc

Giữ gìn bản sắc dân tộc.

Bài tập

Câu hỏi: Trong số các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?

Sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét.

Trả lời:

Những từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, buồm, điện.

Những từ mượn của các ngôn ngữ khác: ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, bơm, xô viết, in-tơ-nét.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ mượn là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Mít
    Mít

    câu hỏi rất hữu ích, bổ sung thêm thông tin cần đọc

    Thích Phản hồi 11/05/22
    • Tiểu Thư
      Tiểu Thư

      cảm ơn tài liệu đầy đủ thông tin cần tìm

      Thích Phản hồi 11/05/22
      • 『亗ADK』|ʚGVFɞ | Zenii ...
        『亗ADK』|ʚGVFɞ | Zenii ...

        xin thêm bài tập môn Sinh học với cảm ơn

        Thích Phản hồi 11/05/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

        Xem thêm