Câu nói "Ai gieo gió ắt sẽ gặt bão" gợi em nghĩ đến thành ngữ nào?
Câu nói "Ai gieo gió ắt sẽ gặt bão" gợi em nghĩ đến thành ngữ nào? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Câu nói "Ai gieo gió ắt sẽ gặt bão" gợi em nghĩ đến thành ngữ nào?
Câu hỏi: Câu nói "Ai gieo gió ắt sẽ gặt bão" gợi em nghĩ đến thành ngữ nào?
Trả lời:
Câu nói "Ai gieo gió ắt sẽ gặt bão" gợi em nhớ đến câu thành ngữ "Gieo gió gặt bão"
Ý nghĩa “Ai gieo gió, ắt sẽ gặt bão” bắt nguồn từ tục ngữ dân gian Pháp “Qui sème le vent, récolte le typhon” dịch ra tiếng Việt là “Ai gieo gió, ắt sẽ gặt bão” với hàm ý về luật nhân – quả.
Ở Việt Nam được rút gọn lại thành “gieo gió, gặt bão” nhưng vẫn mang đầy đủ ý nghĩa.
- Gieo gió: theo nghĩa bóng là làm điều xấu, không tốt…
- Gặt bão: nghĩa bóng là sẽ gặp phải điều không tốt, gặp nguy hiểm…
Như vậy câu tục ngữ này muốn nói tới những ai sống không tốt làm nhiều điều xấu thì sau này phải trả giá bằng cách sẽ nhận lại những điều tồi tệ cho chính bản thân mình.
Dân tộc nào cũng vậy, ở văn học dân gian, chẳng hạn như tục ngữ, thường có hình thức ngôn từ tinh tế, bóng bẩy và nội dung hàm súc, tế nhị. Bởi thế, có nắm bắt được cái gốc ngôn từ và ngữ nghĩa đích thực của câu tục ngữ mới hiểu đúng, dùng đúng và phát huy được tới mức cao nhất cái hay, cái đẹp của nó.
1. Gieo gió gặt bão là gì?
Gieo gió gặt bão là một câu thành ngữ, ám chỉ về mối tương quan giữa nhân quả trong cuộc sống, nhân nào quả ấy, vì việc gì xảy ra cũng đều có nguyên nhân của nó. Bạn trồng dưa được dưa, trồng đậu ắt được đậu, không thể gieo gai góc mà mong gặt được hạt nếp thơm ngon. Bạn sống thiện lương tất được hưởng phước báo là cuộc sống an lành hạnh phúc, bạn sống xấu ác tất sẽ chịu quả báo cuộc sống khổ sở bất hạnh.
Câu thành ngữ này sử dụng hình ảnh ẩn dụ "gieo gió" và "gặt bão". Gieo gió tượng trưng cho những điều ác độc, sai trái mà con người ta làm. "Gieo" được sử dụng trong câu nói này trở thành một phép ẩn dụ nông nghiệp: những gì chúng ta gieo không nảy mầm cho đến sau này, và chỉ khi chúng ta canh tác nó một cách cẩn thận và chăm sóc. "Gieo gió" là những việc làm xấu, gây hại cho người khác.
"Gặt bão" là những hậu quả mà chính người gieo gió đã làm.Ý nói những người sống ác, thích gây sự, gây họa cho người khác thì sẽ không bao giờ có kết cuộc tốt đẹp. Họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả mà họ đã gây nên. Đó chính là đạo lí nhân quả ở đời.
Chúng ta có thể gieo bằng hành động của mình. Hành động tốt gieo tình bạn, tình cảm và sự đoàn kết. Những hành động xấu, mặt khác, chỉ mang lại sự thù hằn, thù hận và khinh miệt.
Tục ngữ dân gian Pháp cũng có câu nổi tiếng “Qui sème le vent, récolte le typhon” dịch ra tiếng Việt là “Ai gieo gió, ắt sẽ gặt bão” với hàm ý về luật nhân – quả.
Như vậy câu tục ngữ này muốn nói tới những ai sống không tốt làm nhiều điều xấu thì sau này phải trả giá bằng cách sẽ nhận lại những điều tồi tệ cho chính bản thân mình.
2. Ý nghĩa nhân văn
* Câu tục ngữ này mang tính nhân văn sâu sắc, nói về luật nhân quả của đạo phật:
- Sống lương thiện sẽ gặp được những điều may mắn
- Sống ác nghiệp, nói lời ác, làm việc ác ắt sẽ gặp phải những quả báo xấu ác, không đời này kiếp này thì sẽ gặp phải ở đời sau kiếp sau.
Ví dụ: Hại người khác làm chi để rồi bây giờ mình phải lãnh hậu quả. Đúng là “gieo gió gặt bão” mà.
3. Kết luận
Mỗi ngày, chúng ta gieo đi một ít gió. Chúng ta thấy nó không đáng kể và nghĩ sẽ không làm ảnh hưởng gì. Nhưng dần dần, gió càng ngày càng nhiều hơn và tạo thành một cơn bão lớn. Mà ai là những người hứng chịu cơn bão đó. Còn ai khác ngoài chúng ta - những người đã tự mình hại mình? Không ai ép chúng ta phải làm những chuyện sai trái. Là tự bản thân mình không vượt qua nỗi những cám dỗ, tự không hiểu đạo nghĩa mà làm bậy thì hãy tự hậu quả chứ đừng kêu than với ai.
Cuộc sống cũng giống như thế, mỗi chuyện hay mỗi người mà chúng ta gặp phải trong đời đều có lý do riêng của nó cả. Hôm nay, chúng ta làm việc này thì về sau sẽ nhận lại nhân quả của nó. Làm thiện thì gặp thiện báo, làm ác tất cả ác báo. Quan trọng nhất là bản thân phải chịu trách nhiệm vì những hành động mà mình đã gây ra, không thể trách ai được. Đừng đổ lỗi cho cuộc sống khắc nghiệt vì còn biết bao nhiêu người khó khăn hơn mình mà người ta vẫn sống tốt đấy thôi.
Mỗi người sinh ra đời đều bình đẳng như nhau và ai cũng có quyền lựa chọn cách sống của mình. Có lẽ rằng, chúng ta không thể chọn được nơi mình sinh ra nhưng hoàn toàn có thể chọn cách mình lớn lên. Cuộc đời của mình, đừng đổ lỗi cho người khác. Người hay hành thiện tích đức, sống mà biết nghĩ, không hại người sẽ nhận một kết cục tốt. Còn những người muốn tính toán, bất chấp thủ đoạn mà xem nhẹ mạng người thì sớm muộn cũng gặp báo ứng tương xứng. “Gieo gió gặt bão” là chuyện thường thấy ở đời.
Nhất là ở thời đại ngày nay, “quả báo nhãn tiền” nên bạn sẽ không mất nhiều thời gian mà nhận ra đâu. Tôi luôn tin rằng, cuộc sống này có công bằng và ông trời sẽ không bao giờ bạc đãi người hiền. Nhiều người bảo, người hiền lành cũng gặp nhiều gian khó đấy thôi. Đúng vậy, nhưng ít ra khó khăn của họ cũng sẽ tìm được cách hóa giải hoặc do khi xưa họ đã làm sai quá nhiều nên giờ còn phải trả nợ. Tiếp tục sống lương thiện còn mong có ngày thoát khỏi bể khổ còn bằng không thì đừng nghĩ nữa.
-----------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu nói "Ai gieo gió ắt sẽ gặt bão" gợi em nghĩ đến thành ngữ nào? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.