Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng hoán dụ hay nhất

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng hoán dụ hay nhất được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng hoán dụ hay nhất

Lời giải:

Đoạn văn mẫu 1

Hè đến, cánh đồng lúa thay màu áo mới màu vàng tươi như tấm thảm khổng lồ trải dài tít tắp đến tận chân trời. Những bông lúa cong cong uốn mình với những hạt thóc căng tròn, nặng trĩu. Thấp thoáng trên cánh đồng là những chiếc nón trắng của các bác nông dân đang làm việc vất vả trên cánh đồng. Tay liềm tay hái đưa thoăn thoắt không biết mệt mỏi. Những giọt mồ hôi lấm tấm rơi trên khuôn mặt các cô, các bác nhưng tiếng cười tiếng nói vẫn vang vọng bời một vụ mùa bội thu xóa tan đi cái nắng hè oi ả. Nhìn thấy sự vất vả các các cô các bác em lại chợt nhớ đến câu ca dao: "Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" từ đó càng thêm trân quý hạt cơm, hạt gạo hơn.

Hoán dụ: Tay liềm tay hái - chỉ những người nông dân (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật)

Đoạn văn mẫu 2

" Tùng tùng tùng..." Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Sân trường ồn ào như vỡ chợ. Những cô cậu học trò từ các lớp ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sảng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.

Hoán dụ: Sân trường ồn ào- chỉ tiếng ồn của những cô cậu học trò (lấy vật chứa đựng để nói vật bị chứa đựng).

Đoạn văn mẫu 3

Gia đình em có 4 người: ba, mẹ, em và em Kiến(1). Mỗi buổi sáng khi ông Mặt trời thức dậy, bố và mẹ đi làm, còn em và em Kiến đến trường đi học(2). Buổi trưa ba mẹ em ăn cơm tại chỗ làm để chiều tiếp tục làm việc, em và em Kiến thì ăn cơm tại trường, nghỉ ngơi để chiều học tiếp(3). Đến buổi tối, cả nhà em mới quây quần bên nhau ăn cơm và xem ti vi(4). Em học bài và đi ngủ lúc 9 giờ 30(5).
- Hoán dụ: Từ “nhà”- chỉ các thành viên trong gia đình (lấy vật chứa đựng để chỉ vật để chứa đựng)

Đoạn văn mẫu 4

Trong cuộc sống, con người ta cần thiết phải có lòng biết ơn. Đây là một đức tính đẹp mà bất cứ ai cũng cần trau dồi. Vậy thì tại sao lại cần phải có lòng biết ơn? Cuộc sống của mỗi người chẳng bao giờ là trải đầy hoa hồng, sẽ có lúc con người ta gặp phải những khó khăn, thử thách mà bản thân ta không thể tự mình vượt qua và cần đến sự giúp đỡ của người khác. Khi ấy, chính ta là người mang ơn họ và cần phải biết ơn cũng như trân trọng những gì mà người khác đã làm cho ta. Lòng biết ơn hay chính là “uống nước nhớ nguồn”, thế hệ ông cha ta ngày trước đã không tiếc thân mình để bảo vệ đất nước, đổ mồ hôi công sức và máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược, đem lại cuộc sống bình yên. Vậy nên, thế hệ con cháu hôm nay cần hiểu và nhớ ơn đến công lao của các vị đi trước, của những “kẻ trồng cây” đã đem lại trái thơm quả ngọt, cho ta một cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Lòng biết ơn là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần biết phát huy và giữ gìn truyền thống ấy như giữ gìn một phần bản sắc dân tộc.

- Phép hoán dụ: “đổ mồ hôi công sức” (Hoán dụ: lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật).

Đoạn văn mẫu 5

Hôm nay, em được bố mẹ cho đi xem buổi biểu diễn xiếc ở sân vận động. Ngay từ khi bước vào cổng soát vé, lòng em đã bồi hồi, háo hức một niềm mong đợi được ngắm nhìn những chú voi, chú chim làm xiếc. Đi vào bên trong rạp, thứ ánh sáng rực rỡ sắc màu chảy tràn vào mắt em, tiếng nhạc xập xình, vui nhộn kích thích mọi người cùng chờ mong một buổi biểu diễn đặc sắc. Rồi khi buổi diễn bắt đầu, trước tiên là bài máu của các anh chị đoàn xiếc để làm nóng bầu không khí, tiếp đến là màn trình diễn của bác nghệ sĩ cùng chú voi to khổng lồ. Từng động tác của người diễn viên kết hợp cùng bạn voi đều thật điêu luyện, cứ chiếc vòng nào được tung ra thì chú voi đều đón được và móc vào chiếc vòi của mình. Những chàng vỗ tay vang lên không ngớt. Sau đó, màn trình diễn của chú khỉ cũng ấn tượng không kém, chú nhảy từ cành này sang cành khác, trồng cây, ăn chuối rồi biểu diễn với chiếc vỏ chuối của mình, để lại tiếng cười cho khán giả. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều những phần diễn khác với chú trăn, chú mèo,…và tiết mục nào cũng để lại một màu sắc riêng. Kết thúc buổi biểu diễn xiếc hôm đó, nhà em ai cũng rất vui và phấn khích. Em hy vọng một ngày nào đó lại được cùng gia đình đi xem xiếc một lần nữa để gặp lại những chú động vật thật dễ thương ấy.

- Hoán dụ: Từ “nhà”- chỉ các thành viên trong gia đình (lấy vật chứa đựng để chỉ vật để chứa đựng)

1. Khái niệm về hoán dụ

Có nhiều khái niệm khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là hoán dụ gọi tên các sự vật, các hiện tượng hoặc khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Chúng đều có nhiều nét gần gũi với nhau nhằm mục đích làm cho sự diễn đạt tốt hơn.

2. Các kiểu hoán dụ

Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp

Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:

Ví dụ

Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống.

(Xuân Diệu)

"Một trái tim", "Một khối óc" là hình ảnh hoán dụ để chỉ cả "con người", đó chính là Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

Ví dụ:

Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh

Trái đất - hóa dụ cho hình ảnh nhân loại

Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

Ví dụ:

Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.

(Nguyễn Du)

Câu thơ đã sử dụng các hình ảnh hoán dụ: Sen - mùa hạ, Cúc - mùa thu.

Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:

Ví dụ:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Một cây là hóa dụ cho sự đơn lẻ, số ít; ba cây - số lượng nhiều, nói đến sự đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

3. Ví dụ về hoán dụ

– Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.

=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

– Nam – lớp trưởng lớp 6A là tay cờ vua cự phách của trường.

=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

– Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.

=> Kiểu 2: Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Trường hợp này “phòng” cũng nói về những người đang trong phòng.

– Này, cô bé áo vàng kia !

=> Kiểu 3: Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật. Trong trường hợp này “áo vàng” để nói về những người mặc áo vàng.

– Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi.

=> Kiểu 4: dùng cụ thể để nói về cái trừu tượng.

4. So sánh ẩn dụ và hoán dụ

Giống nhau

Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.

Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.

Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc

Khác nhau

Cơ sở liên tưởng khác nhau:

Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.

Ví dụ:

Thuyền về có nhớ bến chăng?

Như vậy, thuyền và bến trên thực tế không liên quan đến con người, nhưng dựa vào đặc tính giống nhau ta thấy được hình ảnh ẩn dụ.

thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động)

bến - người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)

Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận (gần gũi) giữa các đối tượng, tức là hình ảnh A và B có liên quan đến nhau. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề

Ví dụ:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

Áo chàm là chiếc áo của người dân vùng Việt Bắc thường mặc hàng ngày, vì vậy khiến ta liên tưởng đến đồng bào sinh sống ở Việt Bắc

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Viết đoạn văn ngắn có sử dụng hoán dụ hay nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thần Rồng
    Thần Rồng

    cho xin nội dung về bài ẩn dụ

    Thích Phản hồi 12/05/22
    • Gấu chó
      Gấu chó

      cảm ơn rất hay

      Thích Phản hồi 12/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

      Xem thêm