Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em hãy viết một đoạn văn từ 150 đến 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát

Em hãy viết một đoạn văn từ 150 đến 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát bao gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay lớp 6, cho các em tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng đoạn văn hay, hoàn chỉnh.

Dàn ý tham khảo 150 đến 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát

Mở đoạn

Giới thiệu tên bài thơ, tác giả (nếu có), cảm nghĩ chung về bài thơ.

Thân đoạn

- Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. Ví dụ: về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương gắn bó giữa mọi người…; về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình…

- Nêu lên các lý do khiến em yêu thích. Ví dụ: về nội dung, bài thơ cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, cha, mẹ... ; về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo của thơ lục bát…

Kết đoạn

Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.

Đoạn văn từ 150 đến 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát mẫu 1

Bài thơ "Mẹ ốm" của Trần Đăng Khoa là một bài thơ rất hay, chan chứa mẫu tử:

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

Khắp người đau buốt, nóng ran

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

Mẹ vui con có quản gì

Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo.

Vì con, mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Con mong mẹ khoẻ dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...

Bài thơ “mẹ ốm” như thay lời tác giả bộc lộ những tâm tư, tình cảm của người con dành cho mẹ - một tình cảm rất hồn nhiên của tuổi niên thiếu. Mở đầu bài thơ, hình ảnh người mẹ hiện lên với những năm tháng nhọc nhằn, vất vả nuôi con. Những câu thơ ấy như đánh thức tâm hồn người đọc, nhắc nhở chúng ta nhớ về những gì mẹ đã hy sinh, đánh đổi để chúng ta có cuộc sống như hiện tại. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện tình yêu, lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho mẹ. Trần Đăng Khoa đã thành công trong việc truyền tải thông điệp về mẫu tử, nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, trân trọng mẹ của mình.

Đoạn văn từ 150 đến 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát mẫu 2

Từ bé em đã được bố mẹ dạy bảo rằng không được phép nói dối, lời nói nói ra rồi thì phải chịu trách nghiệm với lời nói của mình như lời căn dặn của ông cha ta để lại:

Nói lời phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Tác giả dân gian sử dụng hình ảnh con bướm chập chờn, đậu rồi lại bay để so sánh với lời nói của con người là một hình ảnh vô cùng đặc sắc. Bướm bay đi bay lại không để lại dấu vết gì như lời nói của con người nói xong lại thôi lời nói nói ra không có bằng chứng. Lời nói như con bướm, nói ra rồi lại bay đi mất, chẳng giữ lại được gì cả, giống như lời nói nói ra mà không ai thực hiện cả. Qua hình ảnh con bướm ông cha ta đã nhắc nhở lại con cháu đời sau của mình phải là một người giữ chữ tín, nói ra phải có trách nhiệm với lời nói của mình chứ không phải nói ra rồi bỏ đấy không làm. Hai câu ca dao như bài học về chữ tín cho đời đời con cháu về sau học tập và noi theo.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát mẫu 2

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát mẫu 3

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát mẫu 4

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Những câu thơ trên đã được người dân ta truyền tai nhau qua bao đời như một câu hát dân gian. Trong câu thơ, điệp từ “cùng” được lặp lại hai lần, đã khẳng định sự gắn bó khăng khít giữa những người anh em. Đặc biệt, tác giả dân gian đã rất tinh tế khi dùng hình ảnh anh em để so sánh với tay chân. Tay và chân là hai bộ phận cơ thể tách rời, nhưng luôn phối hợp nhịp nhàng với nhau để lao động, chống đỡ cơ thể. Anh em cũng vậy, là hai con người khác nhau, nhưng sẽ luôn ở cạnh, cùng nhau sinh sống, giúp đỡ, chia sẻ cho nhau. Đó chính là tình cảm ruột thịt vô cùng thiêng liêng, đáng quý. Với nhịp điệu nhẹ nhàng, tình cảm của thể thơ lục bát, bài thơ là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, thắm thiết của mẹ cha với các con của mình về tình cảm anh em thương mến. Giúp người đọc thêm hiểu và trân trọng những người anh chị em của mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
43
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 6 Cánh diều

    Xem thêm