Biện pháp tu từ trong câu: Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

Biện pháp tu từ trong câu: Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lý thuyết nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Phân tích biện pháp tu từ trong câu:

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

Trả lời:

Đại thi hào Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nghệ thuật độc đáo để miêu tả cảnh:

- Biện pháp nhân hóa: Quyên đã gọi hè. Âm thanh tiếng chim cuốc khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian

- Biện pháp ẩn dụ: Lửa lựu. Hoa lựu nở đỏ như những đốm lửa

- Chơi chữ: điệp phụ âm "L" (lửa lựu lập lòe) kết hợp với các sử dụng từ láy tượng hình "lập lòe". Gợi tả chính xác màu sắc, trạng thái lấp ló lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng

I. Nhân hóa

Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

1. Tác dụng của nhân hóa là gì?

Nhân hóa có tác dụng làm cho các sự vật trở nên sống động và gần gũi với con người. Nó được áp dụng khá nhiều trong các tác phẩm văn học nổi tiếng. Ngoài ra nó còn được áp dụng nhiều và rất hữu ích trong đời sống con người. Cụ thể tác dụng của nhân hóa như sau:

- Giúp các loại đồ vật, sự vật (cây cối) trở nên sinh động trong suy nghĩ và trở nên gần gũi hơn với con người

- Giúp các loại đồ vật, sự vật có thể biểu hiện được các suy nghĩ và bày tỏ tình cảm của con người.

2. Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp nhân hóa

Thứ nhất: Không được sử dụng biện pháp nhân hóa một cách tùy tiện.

Thứ hai: Phân biệt được biện pháp nhân hóa với các biện pháp tu từ khác để sử dụng thật hợp lý.

Thứ ba: Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa một cách linh hoạt

3. Các kiểu nhân hóa

Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:

– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hót véo von.

=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.

– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

Ví dụ:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

k chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

Bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy

=> nhân hóa hình ảnh ánh trăng “im phăng phắc” như con người. Giúp biểu thị tình cảm của con người.

Chơi chữ là lợi dụng những đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, châm biếm… làm câu văn thêm phần hấp dẫn và thú vị hơn.

Ví dụ: Mênh mông muôn mẫu một màu mưa.

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

II. Chơi chữ

1. Chơi chữ bằng biện pháp nói lái

– Nói lái hay còn gọi là cách nói ngược câu chữ, nó có tác dụng châm biếm, mỉa mai hoặc bông đùa…

=> Loại này không phải người đọc nào cũng hiểu được hàm ý của tác giả nếu như không suy luận hay phân tích từng từ một. Chơi chữ bằng cách nói lái quen thuộc và dễ gặp nhất khi đọc văn thơ, tục ngữ.

+) Trong câu đối, ca dao

- Mục đích của chơi chữ trong lời nói hàng ngày là tạo ra những tiếng cười, thêm màu sắc cho cuộc sống.

Ví dụ minh họa:

– “Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá”.

– “Thầy giáo, tháo giày đi dép lốp”.

+) Trong thơ ca

- Dùng để ẩn dụ hay châm biếm hiện thực khách quan, con người…

Ví dụ minh họa:

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo.

Vị gì một chút tẻo tèo teo.

Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc.

Trái gió thành ra phải lộn lèo!

(Trích bài thơ Sư bị làng đuổi – Hồ Xuân Hương).

2. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm

– Biện pháp này sử dụng các từ giống nhau về cách phát âm hoặc đồng âm, thường được gọi là từ đồng âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

==> Cách chơi chữ này mang nhiều hàm ý và nghĩa thường châm biếm, đả kích là chính.

Ví dụ minh họa:

+) Vũ cậy mạnh vũ ra vũ múa, vũ gặp mưa vũ ướt cả lông

+) Thị phải chầu thị đứng thị xem, thị cũng thèm thị không có ấy.

3. Chơi chữ bằng cách dùng từ gần nghĩa, sát nghĩa

– Là các từ khác nhau nhưng có nghĩa tương tự nhau

Ví dụ minh họa:

+) Bà Đồ Nứa đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hi hóp

+) Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

4. Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu

– Loại này chỉ giống nhau phụ âm đầu, giúp tạo điểm nhấn cho toàn bộ bài thơ.

Ví dụ:

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

Mộng mị mỏi mòn mai một một

Mỹ miều may mắn mấy mà mơ

5. Chơi chữ bằng chiết tự

– Một kiểu từ Hán Việt được sử dụng trong thơ ca thời xưa, loại này tương đối khó nhận biết nếu bạn không có nhiều kiến thức về từ điển Hán Nôm.

Ví dụ:

Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc.

Hoạn quá đầu thì thủy kiến trung.

Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại.

Lung khai trúc sản, xuất chân long.

III. Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

1. Một số hình thức ẩn dụ

Trong biện pháp ẩn dụ có thể chia ra làm 4 hình thức khác nhau:

– Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.

– Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

– Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .

2. Tác dụng của ẩn dụ

– Trong các tác phẩm văn học, ca dao, thơ thường sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng giúp tăng sức biểu cảm cho câu văn/câu thơ. Ẩn dụ giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao giúp người đọc người nghe hấp dẫn và bị lôi cuốn.

+ Giúp cho câu văn, câu thơ có thêm sức biểu cảm

+ Giúp câu văn, câu thơ trở nên ngắn gọn hàm súc hơn nhưng lại giàu hình ảnh hơn

+ Khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe hơn.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Biện pháp tu từ trong câu: Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 1.036
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm