Cách lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật

VnDoc xin giới thiệu bài Cách lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Cách lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật

Trả lời:

1. Mở bài:

a) Mở bài trực tiếp: giới thiệu trực tiếp đối tượng định tả.

b) Mở bài gián tiếp:

- Dùng hình ảnh khác để giới thiệu đối tượng tả.

- Nêu những mối tương quan xoay quanh đối tượng tả rồi giới thiệu đối tượng tả.

- Nêu sự vật tương tự với đối tượng tả và giới thiệu đối tượng tả.

- Có thể nêu bật tình cảm, cảm xúc để giới thiệu vật định tả.

2. Thân bài

+ Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu của đối tượng

+ Tập trung miêu tả chi tiết đặc điểm đối tượng

+ Sắp xếp và trình bày theo một trình tự

3. Kết bài:

a) Kết bài không mở rộng:

- Nêu tình cảm, ích lợi cụ thể của em đối với các vật đang tả.

b) Kết bài mở rộng:

Nêu tình cảm tương quan của nhiều người đối với vật tả.

- Nêu bật được mối liên hệ thực tế của sự vật trong mọi phương tiện của cuộc sống. c) Rút được bài học kinh nghiệm, việc làm cụ thể, ý nghĩa rộng rãi của đối tượng tả trong đời sống con người.

Nêu được mối tương quan của đối tượng tả với vật cùng loại (đồ vật với đồ vật, cây cối với cây cối, con vật với con vật...)

1. Tầm quan trọng của việc lập dàn ý

Lập dàn ý chính là việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung chủ yếu, các ý lớn ý nhỏ dự định sẽ triển khai trong bài viết. Dàn ý chính là cái khung cho bài văn của bạn.

Trước khi đặt bút lên trang giấy, lập dàn ý là bước không thể bỏ qua. Khi viết, ta sẽ dựa vào dàn ý để tránh tình trạng trùng lặp ý, thiếu ý, lạc đề,…

2. Khái niệm Văn miêu tả

Văn miêu tả là loại văn dùng ngôn ngữ để tái hiện cảnh vật, sự vật, sự việc, thế giới nội tâm nhân vật - mà mình quan sát được, cảm nhận được.

Văn miêu tả giúp người đọc có thể hình dung ra đối tượng mà người viết đã miêu tả.

3. Phân loại văn miêu tả

Có 5 dạng bài miêu tả:

  1. Miêu tả phong cảnh: Sông nước Cà Mau,...
  2. Miêu tả loài vật, sự việc: Chú Dế Mèn, Bọ Ngựa,...
  3. Miêu tả sự vật: Họ Chuồn chuồn trẩy hội,...
  4. Miêu tả người: Chú Lượm liên lạc,...
  5. Miêu tả hoạt cảnh: Võ sĩ Bọ Ngựa và Dế Mèn tỉ thí,..

4. Bài tập bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả

Bài 1: Hãy tìm những chi tiết nghệ thuật mà tác giả đã quan sát được khi tả cảnh Hồ Gươm?

Hồ Gươm

Nhà tôi ở cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá sum sê. Xa một chút là Tháp Rùa tường rêu cổ kính, xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.

Gợi ý

- Cảnh được tả trong bài văn này là Hồ Gươm.

- Hai câu đầu tả cảnh Hồ Gươm từ cao, không xa nhìn xuống. Tác giả ví Hồ Gươm “như chiếc gương bầu dục lớn”; mặt gương cũng là mặt nước hồ “sáng long lanh”.

- Chi tiết thứ hai, tả cầu Thê Húc với hai nét vẽ: sắc cầu “màu son”, dáng cầu “cong cong như con tôm”. Công dụng của cầu là để dẫn vào đền Ngọc Sơn.

- Chi tiết thứ ba, tả mái đền Ngọc Sơn “lấp ló bên gốc đa già”, tả cây đa “rễ lá sum sê’.

- Chi tiết thứ tư, tả Tháp Rùa (xa một chút) với ba nét vẽ: “tường rêu cổ kính, xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um”.

Tác giả đã sử dụng màu sắc hoà hợp: “màu nước hồ sáng long lanh”, “màu son” của cầu Thê Húc, màu “xanh um” của cỏ trên gò đất giữa hồ. Hai hình ảnh so sánh rất đắt: “Hồ như chiếc gương bầu dục lớn”, cầu Thê Húc “cong cong như con tôm...” Các từ láy gợi tả: long lanh, cong cong, sum sê. Hai nét vẽ gợi tả màu thời gian cổ kính, thiêng liêng, tạo ra cái hồn của cảnh vật, đó là “mái đền lấp ló bên gốc đa già” và “tường rêu cổ kính” của Tháp Rùa.

- Cảm xúc của tác giả được trang trải khắp các chi tiết cảnh vật: ca ngợi một nét đẹp cổ kính, trang nghiêm của Thủ đô Hà Nội với tất cả lòng yêu mến trân trọng, tự hào. Qua đó, ta thấy tác giả có tài quan sát và miêu tả.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Cách lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 22
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm