Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hoán dụ là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Hoán dụ là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hoán dụ là gì?

Trả lời:

- Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

1. Hoán dụ là gì?

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật hiện tượng khác; giữ chúng có mối quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình, gợi cảm trong việc diễn đạt. Hoán dụ được sử dụng nhiều nhất trong văn học.

Ví dụ:

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

2. Các hình thức cơ bản của hoán dụ

Dùng cái bộ phận để chỉ cái toàn thể

- Với phép hoán dụ này, người nói, người viết thường lấy các bộ phận của cơ thể như tay, chân,…để thay thế cho cơ thể; dùng một mùa để thay thế cho năm hay dùng số ít để chỉ số nhiều; dùng thành phần để chỉ tổng thể kết cấu.

Ví dụ: “Dưới mái nhà ấy anh em chúng tôi đã lớn lên từng ngày” => Từ “mái nhà” ở đây được sử dụng để biểu trưng cho cả ngôi nhà

Dùng vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng

Hiểu một cách đơn giản, người nói , người viết sẽ sử dụng các sự vật có tính bao quát hơn, không gian rộng hơn để nói về sự vật, hiện tượng bao trùm trong đó.

Ví dụ:

“Vì sao trái đất nặng ân tình

Hát mãi tên người Hồ Chí Minh”

=> Từ “trái đất” được dùng để chỉ đất nước, con người Việt Nam – những vật được bao chứa trong trái đất.

Dùng dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Phép hoán dụ dựa trên sự tương cận, gần gũi giữa hai sự vật để giúp câu văn, lời nói trở nên hấp dẫn hơn mà vẫn đảm bảo người đọc, người nghe hiểu hết được ý mà tác giả muốn truyền đạt.

Ví dụ:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”

=> Giữa những phẩm chất và những gùi người phụ nữ phải cam chịu bên ngoài rất giống với đặc điểm của củ ấu gai. Tác giả đã có sự liên tưởng để sáng tạo xây dựng hình tượng trên.

Dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng

Cách sử dụng này dựa trên sự gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng được nhắc đến nhưng lấy những cái cụ thể, dễ hiểu, dễ nhìn thấy, cảm nhận được để chỉ những cái mơ hồ, trừu tượng, chưa rõ nghĩa với mục đích giúp người đọc, người nghe cảm thấy dễ hiểu hơn.

Ví dụ:

“Ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng”

=> Các từ “một ngôi sao”, “một thân lúa” là các sự vật cụ thể được dùng để chỉ cái trừu tượng hơn đó chính là sự cô đơn, lẻ loi, không có sự gắn bó, đoàn kết với nhau.

3. Ý nghĩa của hoán dụ

- Hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao. Từ đó, cho thấy sự phổ biến của phép tu từ này trong văn học.

- Hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật – hiện tượng này với sự vật – hiện tượng khác để người đọc dễ dàng liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không cần so sánh chúng với nhau.

- Nội dung cơ sở để hình thành hoán dụ là sự liên tưởng, phát hiện ra mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật – hiện tượng. Đây cũng chính là đặc điểm mà nhiều người nhầm lẫn hoán dụ với ẩn dụ bởi cả hai biện pháp này đều sử dụng những mối liên hệ tương đồng giữa các sự vật – hiện tượng với nhau.

- Khác với ẩn dụ, chức năng chủ yếu của hoán dụ là giúp người đọc có thể hình dung ngay được sự tương đồng của 2 sự vật – hiện tượng với ý nghĩa đầy đủ mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều hay quá phức tạp.

- Đây là biện pháp tu từ được dùng trong nhiều trong văn học bởi nó thể hiện được nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, sức mạnh của nó vừa thể hiện ở tính cá thể hoá, lại được thể hiện cùng với tính cụ thể cho biểu cảm kín đáo, sâu sắc, nhiều hàm ý.

4. Cách phân biệt hoán dụ và ẩn dụ

– Điểm giống nhau ẩn dụ và hoán dụ:

+ Đây đều là biện pháp tu từ gọi một sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

+ Việc sử dụng ẩn dụ và hoán dụ trong văn, thơ,… đều với mục đích giúp tăng sức biểu cảm, diễn đạt cho người đọc.

+ Đều sử dụng sự liên tưởng.

– Điểm khác nhau ẩn dụ và hoán dụ:

Hoán dụ và ẩn dụ có cơ sở liên tưởng khác nhau, cụ thể là:

+ Ẩn dụ: dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể về tương đồng như là về: hình thức, cách để thực hiện, phẩm chất, cảm giác

Ví dụ về phép ẩn dụ:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

=> Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” được dùng để nói về Bác Hồ, để nhấn mạnh sự to lớn, vĩ đại và ấm áp của Người.

+ Hoán dụ: dựa vào quan hệ tương đương và cụ thể như: cái bộ phận và cái toàn thể, vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật và sự vật, cái cụ thể và cái trừu tượng.

Ví dụ về phép hoán dụ: “Áo chàm đưa buổi phân ly” => Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” dùng để chỉ những con người Việt Bắc bởi những người dân nơi đâu thường mặc áo chàm.

5. Bài tập luyện tập

Câu 1. Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau, và cho biết quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?

a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

(Hồ Chí Minh)

- Làng xóm ta dùng để chỉ cuộc sống của người nông dân, kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

- Đói rách dùng để chỉ cuộc sống cơ cực vất vả, Nhộn nhịp dùng để chỉ cuộc sống ấm no hạnh phúc.

b)

Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

(Hồ Chí Minh)

Lợi ích mười năm, trăm năm dùng theo nghĩa chỉ lượng, kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.

Câu 2. Hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.

a) So sánh

+ Giống nhau

Cả hai biện pháp đều lấy tên gọi của sự vật hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác.

+ Khác nhau - Ấn dụ dựa mối quan hệ tương đồng.

- Hoán dụ trên cơ sở mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

b) Ví dụ

Cầu cong như cái lược ngà

Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.

(Huy Cận)

Mái tóc có đặc điểm: Mềm mại, thướt tha, vì vậy có thể dùng làm ẩn dụ để nói về dòng sông.

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa

Xuân Lan, thu cúc, mặn mà cả hai.

(Nguyễn Du)

Câu thơ nói về vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Ngày xưa những phụ nữ khuê các thường hay bận y phục màu hồng. Y phục màu hồng đã trở thành đặc trưng của phụ nữ, tác giả đã dùng bóng hồng để hoán dụ chỉ người con gái.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Hoán dụ là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm