Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chủ điểm là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Chủ điểm là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Chủ điểm là gì?

Trả lời:

Nội dung chính của từng phần trong chương trình một môn học ở bậc phổ thông.

1. Các chủ điểm

Trò chuyện cùng thiên nhiên, Mẹ Thiên nhiên, Vẻ đẹp quê hương, Lắng nghe lịch sử nước mình, Miền cổ tích, Gia đình thương yêu, Những góc nhìn cuộc sống, Những trải nghiệm trong đời, Nuôi dưỡng tâm hồn, Điểm tựa tinh thần.

2. Mạch kết nối các chủ điểm

Cuốn sách Ngữ văn 6 gồm mười chủ điểm chia làm ba mạch kết nối chính: kết nối em với thiên nhiên, kết nối em với cộng đồng, kết nối em với chính mình. Có thể xác định các chủ điểm thuộc mạch kết nối:

- Kết nối em với thiên nhiên: Trò chuyện cùng thiên nhiên, Mẹ Thiên nhiên, Vẻ đẹp quê hương.

- Kết nối em với cộng đồng: Lắng nghe lịch sử nước mình, Miền cổ tích, Gia đình thương yêu, Những góc nhìn cuộc sống.

- Kết nối em với chính mình: Những trải nghiệm trong đời, Nuôi dưỡng tâm hồn, Điểm tựa tinh thần.

3. Phương pháp học tốt các chủ điểm trong chương trình

Chăm chú nghe giảng trên lớp

Tập trung nghe giảng là một trong những khâu quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức ở trẻ lớp 6 khi học Ngữ văn. Nếu khi thầy cô đang say sưa giảng bài mà trẻ làm việc riêng, nói chuyện thì sẽ chắc chắn các em sẽ không thể hiểu bài, kiến thức mơ hồ, kết quả học tập sa sút. Thầy cô cần thường xuyên nhắc nhở các em chú ý nghe giảng, nếu học sinh nào vi phạm sẽ có những hình phạt xử lí, tránh tái phạm trong những lần sau. Khi nghe giảng, học sinh nắm bắt được nội dung bài học, hiểu được dụng ý về nghệ thuật của tác giả trong các tác phẩm văn học, đồng thời các em trau dồi vốn ngôn ngữ cũng như tham gia các hoạt động nhóm thảo luận một cách hiệu quả và sôi nổi hơn. Ngoài ra, học sinh cũng cần ghi chép nhanh những lời giảng của thầy cô vào vở để về nhà ôn lại, gạch chân dưới những kiến thức trọng tâm để quá trình ôn tập sau này trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Soạn bài trước khi đến lớp

Soạn bài là khâu rất quan trọng đòi hỏi tinh thần tự giác của trẻ trong quá trình học tập và rèn luyện. Thời gian mỗi tiết học trên lớp rất ngắn, chỉ kéo dài trong khoảng 45 phút, chính bởi vậy nếu trẻ không chuẩn bị trước bài ở nhà thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức mà thầy cô truyền đạt. Ưu điểm của soạn văn trước là trẻ sẽ biết được chỗ nào mình không hiểu, còn đang băn khoăn thì trong giờ giảng chú ý phần nội dung đó, nếu vẫn chưa hiểu thì có thể chủ động hỏi giáo viên. Thầy cô sẽ giải đáp tận tình những điều trẻ chưa hiểu, giúp trẻ nắm được kiến Đọc sách văn học

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những học sinh giỏi văn khi chia sẻ kinh nghiệm học tốt đều đề cập đến việc đọc sách. Quả đúng là như vậy, không chỉ riêng môn Văn mà tất cả các môn học khác trong chương trình giáo dục Trung học cơ sở nếu muốn học tốt, đào sâu kiến thức thì đều cần đọc sách. Để học tốt ngữ văn lớp 6,cha mẹ, thầy cô có thể hướng dẫn và khuyến khích con đọc thật nhiều sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học. Việc đọc sách cho trẻ thêm nhiều kiến thức mà trong sách giáo khoa không có, thêm vào đó sách cho trẻ nhiều góc nhìn mới mẻ về các tác phẩm văn học, bài học cuộc sống. Khi đọc được một câu nói, một ý tưởng nào hay trong sách, các em hoàn toàn có thể chép vào một cuốn sổ tay để làm dẫn chứng cho những bài văn sau này của mình. Trẻ cũng học được cách diễn đạt câu văn sao cho mượt mà, trau chuốt hơn, giúp đạt được điểm cao trong các bài kiểm tra.

Không phụ thuộc vào sách văn mẫu

Có một thực tế là nhiều em học sinh bị lệ thuộc quá nhiều vào sách văn mẫu, khi thiếu những quyển sách này các em hoàn toàn không biết triển khai các ý, câu văn sao cho hợp lí, hài hòa. Lâu dần sự sáng tạo của trẻ gần như bị triệt tiêu, khi gặp đề bài nào trẻ cũng gặp khó khăn và thấy bế tắc. Thầy cô lúc này có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là khơi dậy niềm yêu thích học Ngữ văn lớp 6 ở mỗi trẻ, tôn trọng những suy nghĩ sáng tạo của các em. Khuyến khích các em viết văn bày tỏ quan điểm, suy nghĩ mới mẻ của mình trước một tác phẩm văn học, nhân vật văn học nào đó. Có thể những ý kiến đó chưa hay, chưa đúng nhưng sẽ được thầy cô giáo dạy văn định hướng và từ đó em lại tiếp tục bày tỏ ý kiến cá nhân trên cơ sở định hướng thẩm mỹ của thầy. Thầy cô không nên bắt trẻ học văn theo những khuôn mẫu, yêu cầu trẻ phải học thuộc giống như cỗ máy mà không hề tư duy.

Thường xuyên luyện viết văn

Để có thể viết Văn hay thì không còn cách nào hữu hiệu hơn ngoài việc học sinh lớp 6 cần phải thường xuyên luyện viết. Các em sẽ luyện viết bài dưới nhiều dạng đề văn khác nhau để có thể linh hoạt trong lối viết, văn phong được mạch lạc. Những chủ đề các em có thể viết đó là những dạng bài miêu tả, tự sự, viết cảm nhận về tác phẩm văn học, nhân vật trong truyện mà em yêu thích. Trước khi viết thì việc đầu tiên các em cần là đó là lập dàn bài, xác định những ý mình sẽ viết trong bài ra nháp để tránh bị quên, sót ý trong lúc viết văn. Luyện viết nhiều rèn cho các em sự kiên trì, trước mỗi đề bài các em không còn phải loay hoay xem bắt đầu từ đâu, viết như thế nào, ngôn từ của các em trau chuốt, mềm mại hơn trước rất nhiều.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Chủ điểm là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm