Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách lập dàn ý cho bài văn tả người

Cách lập dàn ý cho bài văn tả người được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Cách lập dàn ý cho bài văn tả người

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu người định tả: Tả ai? Người được tả có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung?

Thân bài:

Ngoại hình: Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người? Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi? Miệng? Làn da? Trang phục ?...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

Tả chi tiết: (Tùy từng người mà tả cho phù hợp)

- Nghề nghiệp, việc làm (Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé: Học, chơi đùa, nói năng...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

- Sở thích, sự đam mê: Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

- Tính tình: Tình yêu thương với những người xung quanh: Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động? (Từ ngữ, hình ảnh)

Kết bài: Tình cảm chung về người em đã tả? Yêu thích, tự hào, ước nguyện?...

Bài văn tả người thân – Tả bà của em

Người mà em yêu quý nhất trong gia đình là bà nội của em. Bà là người luôn luôn chăm sóc, chia sẻ và bảo ban em nhiều điều.

Bà em năm nay đã ngoài 80, dáng người nhỏ, lưng hơi còng. Mái tóc bà được búi gọn sau gáy, bạc trắng như những sợi cước nhìn thật là đẹp. Mỗi khi đi ra ngoài, bà hay đội thêm một chiếc mấn màu đen truyền thống như những người phụ nữ Việt Nam ta xưa. Bà có một gương mặt phúc hậu và hiền từ. Trải qua bao sóng gió của cả một đời người, nước da bà đã nhiều những nếp nhăn tuổi tác, nhưng nhìn vẫn thật hồng hào. Đôi mắt bà nhỏ, 80 năm cuộc đời, giờ đây không còn nhìn rõ nữa, mỗi lần đứa nào vào chơi, bà chỉ nhận ra qua tiếng chào, nếu muốn nhìn mặt phải đến thật gần. Em rất thích nụ cười của bà, nụ cười ấm áp và nhân hậu. Mỗi khi bà cười, để lộ hàm răng đen nhuộm từ thời chống Pháp, ấy là vẻ đẹp đặc trưng của bà. Dù tuổi đã cao, nhưng nhờ có lối sống lành mạnh và yêu đời, bà vẫn rất khỏe mạnh, điều đó làm em rất vui. Bà rất thích trồng rau, lên chùa, ngồi uống nước chè tươi và nói chuyện cùng các cụ. Bà cũng hay nhóm bếp, nướng mấy củ khoai củ sắn đào về từ ngoài vườn, mỗi khi có đồ gì ngon, bà đều chia hết cho các cháu. Các bác trong nhà bảo bà già rồi cứ ngồi nghỉ ngơi, nhưng bà không chịu, bà bảo ngồi không ngứa chân ngứa tay không chịu được. Em rất thích nghe bà kể truyện cổ tích, những câu chuyện ngày xưa về ông bụt bà tiên, cứ buổi tối, hai bà cháu lại mang chiếu ra hiên nằm kể chuyện, bà mồm bỏm bẻm nhai trầu, cháu chăm chú lắng nghe, cười khúc khích. Thuở nhỏ, cha mẹ đi làm bận bịu, bà là người chăm sóc và bảo ban em nhiều điều, bà dạy em biết điều gì đúng, điều gì sai, dạy em làm việc nhà, trồng cây và những điều tưởng chừng rất bình dị trong cuộc sống. Những lời dạy bảo của bà luôn thật ý nghĩa và sâu sắc, cả đời em không bao giờ quên được.

Bài văn tả người thân – Tả bố của em

Gia đình em có 4 người, mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.

Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng ba đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cũng giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.

Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.

Đêm đêm, bố em hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thấy chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu "Công cha như núi Thái Sơn" thật là cao cả biết dường nào.

Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai ở nhà.

Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để bố em được vui lòng.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Cách lập dàn ý cho bài văn tả người. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm