Biện pháp tu từ trong bài Mây và sóng

VnDoc xin giới thiệu bài Biện pháp tu từ trong bài Mây và sóng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài Mây và sóng

Trả lời:

- Ẩn dụ: Trong bài thơ Mây và sóng, “mây” và "sóng" là những hình ảnh ẩn dụ. “Mây”, “sóng” vốn đã là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, chúng đều tùy thuộc vào trí tưởng tượng của em bé tạo ra nên càng lung linh kì ảo. Chúng cũng là những hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh. Những người sống trên mây, sống trong sóng, là những nhân vật thần kì của cổ tích… rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ, tượng trưng cho những thú vui của cuộc đời.

- Điệp ngữ: Điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn đã nêu là: "Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ". Con làm sóng, mẹ làm làm biển. Con lăn, lăn như làn sóng vỗ. Tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ. Cái hay của trò chơi là ở chỗ các bạn sóng và các bạn mây chỉ đi chơi một mình thôi mà không nghĩ đến mẹ của họ, còn em bé, chắc em cũng muốn đi chơi nhưng em phải chơi cùng với mẹ. Tình mẹ con hòa quyện vào nhau, không tách rời nhau. Em không thể nào thiếu mẹ cũng như mẹ cũng không thể nào thiếu em. Tình mẹ con bao trùm tất cả, có mặt muôn nơi đến mức “không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu”. Bởi lẽ, ở đâu có mẹ, ở đó có con; ở đâu có con, ở đó có bóng hình mẹ.

1. Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà người viết gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm. Hiểu một cách đơn giản, ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi sự vật hiện tượng có tên A bằng sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A và B có nét tương đồng với nhau.

Ví dụ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Mặt trời thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên, của sự sống, trường tồn còn "mặt trời" thứ hai là hình ảnh ẩn dụ cho Người – vị cha già kính yêu của dân tộc. Cũng giống như mặt trời của tự nhiên, dẫu Người đã đi xa nhưng người mãi mãi sống trong lòng tác giả, của cả dân tộc Việt Nam.

Ẩn dụ được thể hiện qua 4 hình thức dưới đây:

Ẩn dụ hình thức: Hai sự vật, hiện tượng được nhắc đến có nét tương đồng về hình với nhau về hình thức trong đó người viết đã giấu đi một phần ý nghĩa

Ví dụ:

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Khuôn trăng ở đây là hình ảnh ẩn dụ. Khuôn trăng dùng để chỉ mặt trăng tròn trịa, đầy đặn. Ở đây, Nguyễn Du đã mượn hình ảnh mặt trăng để ẩn dụ cho khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn của Thúy Vân.

Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động. Kẻ trồng cây ở đây tương đồng với những người lao động, người tạo ra giá trị lao động.

Ẩn dụ phẩm chất: Là hình thức dùng phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng kỳ lạ này bằng phẩm chất của sự vật sự việc, hiện tượng kỳ lạ khác có nét tương đồng.

Ví dụ:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

Người cha ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ của Bác Hồ. Hình ảnh Bác chăm lo cho giấc ngủ của các chiến sĩ như những người cha đang chăm sóc cho các đứa con thương yêu của mình.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Là hình thức miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác

Ví dụ: Nắng giòn tan

Cái nắng to, khô cong mọi vật như cảm giác cắn một miếng khoai tây chiên giòn tan trong miệng. Từ việc cảm nhận bằng thị giác nhưng lại thể hiện cảm giác qua vị giác "giòn tan".

2. Điệp ngữ là gì?

“Khi nói hoặc viết, người ta có thể sử dụng biện pháp lặp lại một từ ngữ, bộ phận câu hoặc cả câu, để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lập lại như vậy được gọi là phép điệp ngữ.”

Hiểu đơn giản, điệp ngữ là phép tu từ mà người viết lặp đi lặp lại một từ hay cụm từ (hoặc cả câu) trong một đoạn văn, đoạn thơ nào đó. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê hay nhấn mạnh tính chất của sự vật / sự việc được nhắc đến.

Ví dụ: “Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng / Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim” – Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Lặp lại từ “nhìn thấy” 2 trong hai câu thơ liên tiếp nhằm nhấn mạnh tư thế ung dung của người lính.

3. Phân tích bài thơ Mây và sóng

Bài thơ được viết vào năm 1915, bằng hình ảnh mây và sóng tác giả đã gợi ra cho em bé một cách tưởng tượng riêng nói lên cái tình yêu thiên nhiên vô tư hồn nhiên của em. Bên cạnh đó là những đối đáp rủ rê từ chối khiến em bé tự chủ được bản thân qua đời sống tinh thần và tâm hồn trẻ thơ của em.

Mở đầu là lời rủ rê hết sức hấp dẫn của mây và sóng đối với em bé. Là những trò chơi rất thú vị. Với trẻ em, các em rất muốn ham chơi, muốn khám phá nhiều nét riêng biệt muốn tìm những cái thú vị mà người lớn khó mà tưởng tượng được. Với em bé được tác giả này khắc họa cũng thế, em rất muốn đi chơi, rất ham chơi nhưng vì nhớ đến mẹ mà em từ chối các lời rủ rê đó một cách rất khôn khéo và nhanh.

Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:

"Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,

Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,

Chúng ta chơi với vầng trăng bạc."

Ở hai đoạn tiếp theo là sự chỉ dẫn của mây và sóng để em bé lên chơi cùng họ, nhưng em bé đã từ chối. Tất cả chỉ vì nhớ mẹ đang ở nhà đợi. Điều này chứng tỏ em bé rất yêu thương mẹ mình. Và cũng không thể bỏ lại cuộc chơi ở đây mà em bé đã mở ra một hướng khác với mình.

Con hỏi: "Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”

Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất,

và đưa tay lên trời,

em sẽ được nhấc bổng lên mây."

Con nói: "Mẹ tôi đang đợi ở nhà

Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được ?"

Thế là họ cười rồi bay đi mất.

Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.

Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.

Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,

Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Em bé đã nghĩ ra một cách khả quan hơn, sáng tạo hơn đó là đưa hình ảnh của mẹ vào trong giấc mơ của mình. Và đã đưa tình cảm của mẹ vào với em. Điều này còn chứng tỏ được tình yêu mà em bé dành cho mình và những tình cảm trong sáng đó mãi hiện hữu và lưu đọng trong em, dù đi đâu là gì cũng đều nhớ về người mẹ của mình. Không bao giờ vì cuộc chơi mà em bỏ mẹ mình.

Ở các đoạn thơ còn lại là những lời đối đáp rát trẻ thơ và hồn nhiên của em với sóng. Các hình ảnh này hiện về làm cho em lại có cảm giác muốn đi chơi nhưng cũng vì nghĩ tới mẹ, thương mẹ mà em bé bỏ cuộc chơi và về với mẹ mình. Thế nhưng em lại nghĩ theo hướng khác đưa mẹ làm sóng và em bé lăn tăn gợn bên lòng mẹ.

Qua sự đối đáp của em bé với mây và sóng cho thấy em bé là một người rất yêu thương mẹ mình. Dù có cuộc chơi có vui tới đâu em cũng không bỏ mẹ mà đi chơi.

Qua bài thơ này, tác giả đã gợi được trong lòng người đọc với sự hiện hữu của em bé đó là một tình cảm thiêng liêng của em dành cho mẹ, là coi ngợi tình yêu của mẹ dành cho người con của mình và tác giả cũng rất cảm động tới tấm lòng thiết tha, nồng hậu của em bé đối với mẹ mình.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Biện pháp tu từ trong bài Mây và sóng. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 359
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm