Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nội dung chính của sự tích Hồ Gươm? Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm?

VnDoc xin giới thiệu bài Nội dung chính của sự tích Hồ Gươm? Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nội dung chính của sự tích Hồ Gươm? Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm?

Trả lời

* Nội dung chính của Sự Tích Hồ Gươm

- Truyện “Sự tích Hồ Gươm” kể về việc Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần, đánh thắng giặc Minh, bảo vệ bờ cõi. Truyền thuyết ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh do Lê Lợi đánh giặc ở đầu thế kỉ XV. Truyền thuyết còn giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm), đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta.

* Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm:

- Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)

- Dân gian muốn giải thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.

- Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.

- Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hòa bình, hạnh phúc.

Tóm tắt văn bản Sự tích Hồ Gươm – Bài mẫu 1

Giặc Minh sang đô hộ nước ta, chúng coi dân ta như cỏ rác và làm nhiều điều bạo ngược. Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn nhưng ban đầu thế lực còn yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm để tiêu diệt giặc. Ở Thanh Hóa, một người tên là Lê Thận làm nghề đánh bắt cá. Một lần đi kéo lưới, ba lần kéo lên đều là thanh sắt. Về sau, Lê Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Ít lâu sau, trong một lần bị giặc đuổi Lê Lợi chạy vào rừng và bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa in. Lúc đó mọi người mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đó cho đến khi không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Tóm tắt văn bản Sự tích Hồ Gươm – Bài mẫu 2

Nước ta vào thời giặc Minh bị đô hộ, tình cảnh đất nước lầm than. Thấy vậy Đức Long Quân vị thần cai quản biển cả quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh đuổi giặc ngoại xâm

Vùng Thanh Hóa có người đánh cá tên là Lê Thận thả lưới 3 lần đều kéo lên thanh gươm. Về sau Lê Thận tham gia nghĩa quân và trong lần tình cờ Lê Lợi thấy thanh gươm phát sáng lên 2 chữ Thuận Thiên.

Trong một lần bị giặc đuổi Lê Lợi thấy trên cây đa phát sáng mới biết đó là chuôi gươm. Về tra vào thanh gươm thì thấy vừa khít mới phát hiện đó là gươm thần. Thanh gươm thần trong tay Lê Lợi đánh đâu thắng đó, đánh tan quân Minh ra khỏi bờ cõi.

Sau khi lên ngôi vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng đi dạo hồ Tả Vọng gặp Rùa Vàng hiện lên đòi lại gươm thần. Lê Lợi trả gươm, Rùa Vàng nhanh chóng lấy gươm và lặn xuống nước. Bắt đầu từ đây hồ Tả Vọng được mang tên Hồ Gươm.

Tóm tắt văn bản Sự tích Hồ Gươm – Bài mẫu 3

Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn có một nghĩa quân nổi dậy chống giặc. Đức Long quân quyết định cho mượn gươm thần.

Lê Thận, trong ba lần đánh cá đều vớt được một thanh sắt, nhìn kĩ dưới ánh lửa nhận ra đó là lưỡi gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng trên đó có khắc chữ “Thuận Thiên”, Lê Lợi tra vào chuôi gươm nạm ngọc thì vừa vặn. Trong tay Lê Lợi có gươm thần làm cho quân Minh tan tác, bạt vía.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Vua nâng gươm trao trả gươm, Rùa Vàng ngậm gươm rồi lặn xuống đáy hồ, từ đó hồ Tả Vọng mang tên là hồ Hoàn Kiếm.

Tóm tắt văn bản Sự tích Hồ Gươm – Bài mẫu 4

Vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu muôn vàn khổ cực. Mọi người căm hận chúng đến tận xương tủy. Nghĩa quân Lam Sơn, lúc ấy đang trong buổi đầu phất cờ khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, bị thua trận nhiều. Long Quân biết chuyện quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để dẹp giặc.

Người đánh cá Lê Thận ba lần kéo lưới đều vớt được một lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc truy đuổi, chạy vào rừng thấy chuôi gươm nạm ngọc, tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, biết đó là gươm thần. Nhờ thanh gươm thần, nghĩa quân đã đánh tan quân xâm lược.

Đuổi được giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong một lần vua ngự uyển quanh hồ Tả Vọng, Long Quân đã sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng của vua đi đến giữa hồ, vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên động đậy. Cùng lúc đó, hai bên mạn thuyền bỗng dưng có con sóng lớn, vua thấy thế bèn sai quân dừng thuyền lại.

Rùa vàng liền tiếng đến phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói, vua hiểu ý, bèn lấy thanh gươm bên mình hướng về phía rùa vàng. Rùa vàng ngay lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.

Từ đó về sau hồ Tả Vọng có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Tên gọi ấy gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng người anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Tóm tắt văn bản Sự tích Hồ Gươm – Bài mẫu 5

Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đuổi quân Minh. Lê Thận đã kéo được lưỡi gươm sau ba lần thả lưới. Sau khi tham gia nghĩa quân, Lê Lợi đến nhà Thận và thấy thanh gươm tự dưng sáng rực với hai chữ “Thuận thiên”. Lê Lợi bị giặc đuổi, thấy chuôi gươm thần phát sáng trên cây đa, ông lấy về tra vào lưỡi thì vừa khít. Từ đó nhờ gươm thần mà quân ta chiến thắng kẻ thù giòn giã, giải phóng được đất nước. Sau khi đuổi được giặc Minh, vua Lê Lợi đi dạo hồ Tả Vọng gặp Rùa Vàng hiện lên đòi lại gươm. Lê Lợi trả gươm, Rùa Vàng lặn xuống nước. Từ đó hồ được đổi tên là Hồ Gươm (hoặc hồ Hoàn Kiếm).

---------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Nội dung chính của sự tích Hồ Gươm? Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm