Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sự tích Hồ Gươm

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Sự tích Hồ Gươm được chúng tôi tổng hợp và giới thiệu nhằm giúp cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1. Tìm hiểu chung truyện Sự tích Hồ Gươm

a. Thể loại: Truyền thuyết

- Là loại truyện dân gian kế về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

b. Phương thức biểu đạt: Tự sự

c. Bố cục: Chia làm 2 đoạn

- Đoạn 1. Từ đầu …… "Đất nước": Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc

- Đoạn 2. Còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đất nước đã hết giặc

d. Hoàn cảnh của truyện

- Giặc Minh đô hộ nước ta

- Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy

→ Thế còn non yếu, nhiều lần thất bại

→ Đức Long Quân cho mượn gươm thần⇒ Tưởng tượng kì ảo.

⇒ Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn đã được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ, giúp đỡ

2. Đọc - hiểu văn bản Sự tích Hồ Gươm

a. Đọc - tìm hiểu từ khó

- Đọc - tóm tắt

- Từ khó

Các bạn học sinh có thể tham khảo thêm bài: Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm

b. Long Quân cho mượn gươm thần

- Giặc Minh xâm lược nước ta.

- Quân Lam Sơn nổi dậy nhưng còn non yếu.

- Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm Thần.

- Lưỡi gươm dưới nước,chuôi gươm trên rừng, ráp lại vừa như in -> tinh thần đoàn kết đánh giặc.

- Lưỡi gươm khắc hai chữ thuận thiên

→ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa, hợp ý trời.

c. Nguồn gốc lịch sử của hồ Hoàn Kiếm

- Gươm Thần giúp Lê lợi và nhân dân chiến thắng giặc Minh.

- Đất nước hòa bình. Lê Lợi lên làm vua.

- Long Quân sai rùa vàng đòi lại gươm thần ở hồ Tả Vọng.

- Hồ Tả Vọng đổi thành Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm

→ Nguyện vọng của nhân dân. Yêu chuộng hòa bình

* Tổng kết

Nghệ thuật

- Xây dựng tình tiết thể hiện tinh thần đoàn kết đánh giặc của nhân dân ta.

- Sử dụng một số chi tiết kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho sức mạnh chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

Nội dung

- Giải thích tên gọi hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm.

- Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo.

- Thể hiện ý nguyện đoạn kết và khát vọng hòa bình của dân tộc.

3. Bài tập minh họa tác phẩm Sự tích Hồ Gươm 

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Sự tích Hồ Gươm

1. Mở bài

- Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội.

- Tên hồ gắn liền với truyền thuyết Rùa Vàng đòi lại gươm thần mà Long Quân đã cho Lê Lợi mượn để đánh tan quân xâm lược nhà Minh, đem lại thái bình cho đất nước.

2. Thân bài

a. Long vương cho Lê Lợi mượn gươm thần để giữ nước

- Giặc Minh xâm lược gây nhiều tội ác với dân ta.

- Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân đánh giặc. Bước đầu, thế lực nghĩa quân còn yếu nên thường thua trận. Long Quân quyết định cho Lê Lợi mượn gươm thần để giết giặc. (Lê Thận kéo lưới nhặt được lưỡi gươm. Lê Lợi bắt được chuôi gươm trong rừng sâu, lắp vào vừa khít).

- Có gươm thần trong tay, Lê Lợi cùng nghĩa quân tung hoành ngang dọc, đánh tràn ra mãi cho đến lúc sạch bóng quân thù.

- Chi tiết Long Quân cho mượn gươm thần có ý nghĩa tổ tiên phù trợ cho con cháu đủ khả năng để giữ nước và khẳng định sức mạnh chính nghĩa của cuộc chiến đấu chống xâm lăng do Lê Lợi lãnh đạo.

b. Long vương sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần

- Giặc tan, Lê Lợi lên ngôi vua. Một hôm, vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo trên hồ Tả Vọng trước kinh thành, bất chợt thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy.

- Rùa Vàng nổi lên trước mũi thuyền, đòi lại gươm thần cho Long Quân.

- Lê Lợi trả gươm, Rùa Vàng đón lấy gươm thần rồi lặn xuống hồ sâu.

- Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm).

→ Hình ảnh Lê Lợi trả gươm nói lên khát vọng hòa bình của dân tộc Việt.

3. Kết bài

- Sự tích Hồ Gươm gắn liền với lịch sử chống xâm lăng.

- Cái tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với huyền thoại đẹp đẽ về Lê Lợi - vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi giặc Minh, gìn giữ non sông gấm vóc của tổ tiên để lại. Đồng thời thể hiện tư tưởng yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt.

Đề bài: Sưu tầm các bài viết về hồ Gươm

THƠ LỤC BÁT: ĐÊM HỒ GƯƠM

(Thơ: Đức Trung)

Đêm nay anh dạo một mình

Hồ Gươm ánh điện lung linh tuyệt vời

Chiếc cầu Thê Húc đỏ tươi

Cong cong đứng đợi - nhớ người đi xa

Đêm thu mờ tỏ trăng ngà

Heo heo gió thổi làm ta bồi hồi

Hôm nao ghế đá ta ngồi

Hồ Gươm làm chứng những lời yêu thương

Giờ đây hai đứa hai phương

Nhớ nhung lưu luyến dặm đường cách xa

Hồ Gươm mặt nước bao la

Vẫn còn ghi dấu tình ta mặn nồng

Xa rồi em có nhớ không?

Mình anh cô quạnh mùa đông sắp về!

Ra đi hãy nhớ câu thề

Rằng xa nhau mấy vẫn về bên nhau.

4. Trắc nghiệm truyện Sự tích Hồ Gươm

Câu 1: Giặc xâm lược được nhắc đến trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là

A. Giặc Ân.

B. Giặc Tống.

C. Giặc Thanh.

D. Giặc Minh.

Câu 2: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có đề cập đến cuộc khởi nghĩa nào trong lịch sử dân tộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

B. Khởi nghĩa Lí Bí.

C. Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.

D. Khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc lãnh đạo.

Câu 3: Địa bàn đầu tiên nơi nghĩa quân dấy nghĩa được nhắc đến trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là thuộc tỉnh nào?

A. Thanh Hóa

B. Hà Tĩnh.

C. Nghệ An.

D. Hà Nội.

Câu 4: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn vật gì?

A. Thanh gươm thần.

B. Chiếc nỏ thần.

C. Bản đồ chỉ dẫn vào doanh trại quân giặc.

D. Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Câu 5: Chi tiết Lê Lợi được trao gươm báu trong truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện:

A. Lê Lợi là người "nhà Trời" được cử xuống giúp dân ta đánh giặc.

B. Tính chất chính nghĩa, hợp lòng dân, ý trời của cuộc khởi nghĩa

C. Niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

D. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ, phù trợ của thánh thần.

Câu 6: Nhân vật nào trong truyền thuyết nhận được thanh gươm đầu tiên?

A. Lê Lợi.

B. Lê Lai.

C. Nguyễn Trãi.

D. Lê Thận.

Câu 7: Sau khi nhận được báu vật của đức Long Quân, uy thế của nghĩa quân như thế nào?

A. Mạnh lên gấp bội và đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

B. Ngày một tăng, đánh thắng nhiều trận, làm cho quân xâm lược hoang mang.

C. Không có nhiều thay đổi do không có người biết sử dụng.

D. Yếu hơn so với lúc chưa có báu vật.

Câu 8: Khẳng định truyện Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết vì:

A. Câu chuyện kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa.

B. Câu chuyện kể về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể lại bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử.

C. Câu chuyện ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh.

D. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng, hư cấu vô cùng phong phú của tác giả dân gian

Câu 9: Trên gươm báu của đức Long Quân trao cho nghĩa quân trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có khắc chữ gì và ý nghĩa của nó ra sao?

A. Hai chữ “Hoàn Kiếm”, có ý nghĩa là trả kiếm.

B. Hai chữ “Minh Công”, có nghĩa là gươm được trao cho người tài giỏi.

C. Hai chữ “Thuận Thiên”, có nghĩa là thuận theo ý trời.

D. Hai Chữ “Tả Vọng”, có nghĩa là gươm được giao ở hồ Tả Vọng.

Câu 10: Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê lợi mượn gươm báu?

A. Vì Lê Lợi đã nhiều lần cầu khấn đức Long Quân cho mượn gươm.

B. Vì đức Long Quân muốn thử tài và đức của Lê lợi.

C. Vì thế lực của nghĩa quân còn non yếu.

D. Vì đức Long Quân muốn thử tác dụng của báu vật.

Câu 11: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân đã sai ai lên đòi lại báu vật?

A. Rùa Vàng.

B. Tự Đức Long Quân đi lấy.

C. Long Vương.

D. Cung nữ.

Câu 12: Hành động trả gươm của Lê Lợi trong Sự tích Hồ Gươm thể hiện điều gì?

A. Khát vọng hòa bình, yên ổn của dân tộc ta.

B. Lòng biết ơn vô hạn đối với những vi thần đã phù trợ cho cuộc kháng chiến.

C. Sự tin tưởng vào một nền hòa bình vĩnh viễn cho đất nước.

D. Truyền thống tôn trọng lẽ phải, sự công bằng "có mượn, có trả" của dân tộc ta.

Câu 13: Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm:

A. Giải thích tên gọi của Hồ Gươm.

B. Giải thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.

C. Đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi và thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hòa bình, hạnh phúc.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án

1 - D2 - C3 - A4 - A5 - D6 - D7 - B
8 - B9 - D10 - C11 - A12 - D13 - D

-------------------------------------------

Với nội dung bài Sự tích Hồ Gươm các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nội dung của câu truyện, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Sự tích Hồ Gươm. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm: Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm