Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thạch Sanh

Lý thuyết Ngữ văn 6: Thạch Sanh được chúng tôi tổng hợp và giới thiệu nhằm giúp cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1. Tìm hiểu chung truyện Thạch Sanh

a. Thể loại

- Truyện cổ tích

- Là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (dũng sĩ, tài năng kì lạ, thông minh…)

- Thường có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, của cái tốt đối với cái xấu, của cái công bằng đối với sự bất công trong xã hội.

b. Đại ý: Kể về chàng dũng sĩ Thạch Sanh và nêu nên ước mơ công lý của nhân dân.

c. Tóm tắt

Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.

Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, chàng bị Lí Thông cướp công, lại trở về gốc đa sống. Lí Thông đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.

Các bạn có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt truyện Thạch Sanh

d. Bố cục

Chia làm 4 đoạn

- Đoạn 1. Từ "ngày xưa"..."thần thông": Lai lịch, nguồn gốc của nhân vật chính Thạch Sanh.

- Đoạn 2. "Một hôm"..."quận công": Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ và bị cướp công.

- Đoạn 3. "Vua có"..."bọ hung": Thạch Sanh giết đại bàng, cứu công chúa và giải oan cho mình.

- Đoạn 4. Phần còn lại: Thạch Sanh chiến thắng quân sĩ 18 nước chư hầu và lên làm vua.

2. Đọc - hiểu văn bản Thạch Sanh

a. Nhân vật Thạch Sanh

Sự ra đời của Thạch Sanh

- Sự ra đời khác thường

+ Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con

+ Bà mẹ mang thai mấy năm mới sinh

+ Được thiên thần dạy võ nghệ và mọi phép thần thông

- Hoàn cảnh bình thường

+ Con gia đình nông dân

+ Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi

→ Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh

⇒ Tăng sức hấp dẫn nhưng vẫn gần gũi

b. Những thử thách mà Thạch Sanh trải qua

Thứ tự

Những thử thách

Chiến công

1

Bị mẹ con Lý Thông lừa canh miếu thờ chằn tinh để thế mạng

→ Chiến đấu với chằn tinh

Giết chằn tinh và thu được bộ cung tên vàng

2

Xuống hang diệt đại bàng và cứu công chúa

→ Bị Lý Thông lấp cửa hang

Giết đại bàng và cứu công chúa

3

Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù

→ Thạch Sanh bị bắt hạ ngục

Cứu thái tử con vua Thủy tề

4

Đối mặt với liên quân 18 nước chư hầu

Chiến thắng liên quân 18 nước chư hầu

c. Sự đối lập về tính cách và hành động của Thạch Sanh và Lý Thông

Thạch Sanh

Lý Thông

Cả tin, thật thà

- Tin lời đi canh miếu thay.

- Tin lời chằn tinh của vua nuôi.

- Tin lời xuống hang cứu công chúa.

Lừa lọc - xảo quyệt

- Lừa Thạch Sanh tới ba lần.

- Lừa để Thạch Sanh thế mạng cho mình.

- Lừa để cướp công phong quận công.

- Lừa để lấy công chúa

- Vị tha, nhân hậu

- Bị Lý Thông hãm hại rất nhiều nhưng vẫn không trả thù, mà tha chết cho về quê làm ăn

- Tàn nhẫn, vô lương tâm.

- Lợi dụng tình anh em kết nghĩa để bóc lột sức lao động của Thạch Sanh.

- Là người anh hùng, tài giỏi

- Diệt chằn tinh

- Diệt đại bàng

- Cứu công chúa và thái tử Long cung

- Tiểu nhân, độc ác

- Tìm cách giết hại Thạch Sanh để cướp công và lấy công chúa

Là người cao cả → Đại diện cho cái THIỆN

Là kẻ bạc nhược, thấp hèn → Đại diện cho cái ÁC

⇒ Cưới công chúa và nối ngôi vua

⇒ Bị sét đánh chết và hóa kiếp thành bọ hung

d. Ý nghĩa của một số chi tiết thần kì

- Tiếng đàn thần

+ Cứu công chúa khỏi bệnh, giúp Thạch Sanh giải oan, vạch mặt Lí Thông → Tượng trưng cho công lí

+ Đánh lui quân 18 nước chư hầu, cảm hoá được kẻ thù → Đại diện cho cái thiện, yêu chuộng hòa bình

- Niêu cơm

→ Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình, làm cho quân giặc ngạc nhiên, khâm phục

* Tổng kết

Nghệ thuật

- Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết rất khéo léo, hoàn chỉnh.

- Xây dựng hình tượng hai nhân vật đối lập, tương phản hầu như xuyên suốt truyện (Thạch Sanh và Lí Thông) → Tạo cho cốt truyện vững chắc, tập trung.

- Các chi tiết, yếu tố thần kì có ý nghĩa thẩm mĩ.

Ý nghĩa truyện

- Ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng – dũng sĩ dân gian.

- Thể hiện ước mơ về sự đổi đời.

- Ước mơ đạo lí của nhân dân

+ Thiện thắng ác

+ Chính nghĩa thắng gian tà

+ Hòa bình thắng chiến tranh

+ Các dân tộc sống trong hòa bình và yên ổn làm ăn.

3. Bài tập minh họa tác phẩm Thạch Sanh

Đề bài 1: Kẻ bảng phân biệt sự khác nhau giữa truyện Cổ tích, Thần thoại và Truyền thuyết.

Thể loại

Thần thoại

Truyền thuyết

Cổ tích

Đối tượng

Truyện kể về các vị thần

Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ

Truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (dũng sĩ, tài năng kì lạ, thông minh…), thường có yếu tố hoang đường

Nội dung

Phản ánh quan niệm của người xưa về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người.

Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật.

Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, của cái tốt đối với cái xấu, của cái công bằng đối với sự bất công.

Đề bài 2: Từ một câu chuyện cổ tích đã học, em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mình.

1. Mở bài

Giới thiệu nhân vật

- Thạch Sanh trong truyện cổ "Thạch Sanh".

- Là một dũng sĩ tài ba và đức độ.

2. Thân bài

Tả hình ảnh của dũng sĩ Thạch Sanh

- Ngoại hình

+ Cao lớn, khỏe mạnh, đầu chít khăn, quanh năm ở trần, đóng khố.

+ Có sức khoẻ hơn người. Gánh củi của Thạch Sanh lớn gấp mấy lần gánh củi của người khác.

- Tính cách

+ Chăm chỉ siêng năng.

+ Thật thà, chất phác, cả tin.

+ Thích làm việc nghĩa.

+ Độ lượng, thương người.

- Tài năng

+ Võ nghệ cao cường.

+ Phép thuật tinh thông.

+ Chiến thắng được chằn tinh và đại bàng.

3. Kết bài

- Cảm nghĩ của em đối với nhân vật Thạch Sanh

- Yêu mến và khâm phục chàng dũng sĩ tài đức vẹn toàn.

- Thạch Sanh là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp lí tưởng mà người xưa mơ ước.

4. Trắc nghiệm truyện Thạch Sanh

Câu 1: Chi tiết nào sau đây nói lên sự ra đời khác thường của chàng Thạch Sanh?

A. Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.

B. Thạch Sanh sớm mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi.

C. Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động?

A. Sức mạnh của nhân dân

B. Công bằng xã hội

C. Cái thiện chiến thắng các ác

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Người mẹ mang thai Thạch Sanh trong hoàn cảnh nào?

A. Cha mẹ Thạch Sanh nghèo nhưng tốt bụng, được Ngọc Hoàng thương tình sai thái tử xuống đầu thai làm con.

B. Người mẹ hái củi trong rừng vào một hôm nắng to, bà khát nước và uống nước trong một cái máng, từ đó bà mang thai.

C. Người mẹ ra đồng thấy một bàn chân to liền ướm thử và mang thai.

D. Người mẹ nằm mộng thấy một vị tiên gõ đôi đũa thần vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai.

Câu 4: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua mấy thử thách?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 5: Câu nào dưới đây không nói về hoàn cảnh của Thạch Sanh khi chàng lớn lên?

A. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong một túp lều dựng dưới gốc đa.

B. Được vợ chồng bá hộ thương tình nhận làm con nuôi.

C. Cuộc sống rất nghèo khổ, gia tài chỉ có một lưỡi búa do cha để lại.

D. Được Ngọc Hoàng sai người xuống dạy võ nghệ.

Câu 6: Trong truyện Thạch Sanh, vì sao Lí Thông muốn làm bạn với Thạch Sanh?

A. Vì thương cảm cho số phận mồ côi của Thạch Sanh.

B. Vì muốn được che chở cho Thạch Sanh.

C. Vì thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, có Thạch Sanh ở cùng sẽ đem lại nhiều lợi ích.

D. Vì Lí Thông cũng có hoàn tương tự như Thạch Sanh.

Câu 7: Trong truyện Thạch Sanh, chi tiết nào sau đây không mang tính tưởng tượng?

A. Thạch Sanh được sinh ra là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai.

B. Người mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh,

C. Khi Thạch Sanh lớn lên, các vị tiên trên trời xuống dạy võ nghệ và các phép biến hóa.

D. Thạch Sanh mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống trong một túp lều tranh cạnh cốc đa.

Câu 8: Chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu đã thể hiện điều gì ở nhân dân?

A. Tấm lòng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình và hóa giải hận thù bằng lẽ phải, chính nghĩa

B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc

C. Thể hiện lòng nhân ái, nhân đạo của dân tộc

D. Tư tưởng cầu hòa, mong muốn chấm dứt chiến tranh bằng sự thua nhường quân giặc.

Câu 9: Thạch Sanh đã nhận được báu vật gì sau khi giết chết chằn tinh?

A. Một cây đàn thần.

B. Một bộ cung tên bằng vàng,

C. Một cái niêu cơm thần.

D. Một cây búa thần.

Câu 10: Trong truyện Thạch Sanh, hồn của các con vật bị Thạch Sanh tiêu diệt đã bày ra âm mưu gì để hại chàng?

A. Ăn trộm của cải của vua mang giấu ở gốc đa rồi đổ tội cho Thạch Sanh.

B. Vu khống cho Thạch Sanh tội giết người.

C. Đốt nhà của Thạch Sanh.

D. Bắt cóc con gái của vua để đổ tội cho Thạch Sanh.

Câu 11: Chi tiết nào dưới đây không phải là việc làm của Thạch Sanh trong truyện?

A. Giết chằn tinh để giải cứu cho dân chúng.

B. Giết đại bàng để giải cứu cho công chúa và con trai vua Thủy tề.

C. Giết hổ thành tinh để giải thoát cho những người bị nó bắt.

D. Đánh bại quân mười tám nước chư hầu.

Câu 12: Chủ đề của truyện Thạch Sanh là gì?

A. Đấu tranh xã hội

B. Đấu tranh chống xâm lược

C. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên

D. Đấu tranh chống cái ác.

Câu 13: Việc Thạch Sanh dùng tiếng đàn để cảm hóa quân mười tám nước chư hầu và thết đãi họ bằng niêu cơm thần có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hòa bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta.

B. Cho quân các nước chư hầu thấy được sức mạnh và sự giàu có của nhân dân ta.

C. Thể hiện sự tài giỏi của Thạch Sanh.

D. Thể hiện ước mơ công lí: những người đi xâm lược nhất định sẽ thất bại, những người yêu chuộng hòa bình sẽ thắng lợi.

Câu 14: Hình ảnh niêu cơm ăn hết lại đầy trong truyện Thạch Sanh không thể hiện ý nghĩa nào?

A. Khát vọng chung sống hòa bình và tình bác ái, khoan dung của dân tộc ta.

B. Thể hiện mơ ước về một quốc gia giàu mạnh, quân đội hùng cường để có thể tự bảo vệ đất nước trước lũ giặc ngoại xâm hung bạo.

C. Thể hiện tài năng phi thường của Thạch Sanh, không chỉ khiến quân giặc quy hàng mà còn "tâm phục, khẩu phục".

D. Ước mơ về cuộc sống đầy đủ, no ấm, sung túc của nhân dân.

Đáp án

1 - D2 - D3 - A4 - C5 - B6 - C7 - D
8 - A9 - B10 - A11 - C12 - D13 - A14 - B

-------------------------------------------

Với nội dung bài Thạch Sanh các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nội dung của câu truyện, giá trị nhân đạo và hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp lí tưởng và nhân cách của người xưa được truyền tải qua nhân vật Thạch Sanh...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Thạch Sanh. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm: Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Học tốt Ngữ Văn 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm