So sánh
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 6: So sánh gồm hai phần lý thuyết và bài tập vận dụng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.
A. Nội dung bài So sánh
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
+ Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
+ Vế B (Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)
+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
+ Từ ngữ chỉ ý so sánh
- Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:
+ Các từ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt
+ Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
B. Bài tập bài So sánh
Bài 1: Hãy tìm 5 thành ngữ so sánh và đặt câu với chúng?
Gợi ý:
*5 thành ngữ sau:
- Nóng như Trương Phi
- Khỏe như voi
- Đen như mực
- Nhanh như cắt
- Trắng như tuyết
*Đặt câu:
- Anh trai tôi cứ mỗi lần tức giận là nóng như Trương Phi.
- Bạn Nam lớp em khỏe như voi.
- Lan có mái tóc đen như mực, dài và óng mượt.
- Con chim nhanh như cắt, lao xuống ngậm con cá trong miệng.
- Em bé nhà cô Hoa có làn da trắng như tuyết trông thật dễ thương.
Bài 2: Tìm và phân loại các kiểu so sánh trong những câu dưới đây
a.
Đây quân du kích dao chen ánh
Giữ lá cờ sao vàng lấp lánh
Cờ như mắt mở thức thâu canh
Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh.
(Xuân Diệu, Ngọc quốc kì)
b.
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
(Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Hắc Hải)
c.
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt.
(Tố Hữu, Ta đi tới)
d.
Đất nước!
Của những người con gái, con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép.
(Nam Hà, chúng con chiến đấu cho những người sống mãi, Việt Nam ơi)
Gợi ý
a | b | c | d | |
Câu so sánh | Cờ như mắt mở thức thâu canh/ Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh | Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn | Rắn như thép, vững như đồng/ Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp/ Cao như núi, dài như sông/ Chí ta lớn như biển Đông trước mặt | Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép |
Kiểu so sánh | So sánh ngang bằng – sử dụng từ so sánh “như” | So sánh không ngang bằng – sử dụng từ so sánh “hơn | So sánh ngang bằng – sử dụng từ so sánh “như” | So sánh ngang bằng – sử dụng từ so sánh “như” và so sánh không ngang bằng – sử dụng từ so sánh “hơn” |
Bài 3: Tìm những từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh phép so sánh trong câu ca dao sau
Cổ tay em trắng ... ....
Đôi mắt em liếc ... ... dao cau
Miệng cười ... ... hoa ngâu,
Cái khăn đội đầu ... ... hoa sen.
(Ca dao)
Gợi ý:
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái nón đội đầu như thể hoa sen
C. Trắc nghiệm bài So sánh
Câu 1: Có những kiểu so sánh nào?
A. So sánh tương đồng và so sánh tương hỗ.
B. So sánh ngang bằng, so sánh không không bằng.
C. So sánh hơn, so sánh kém, so sánh nhất.
D. So sánh hơn, so sánh kém.
Câu 2: Tình từ nào không thể kết hợp với “…như mực” để tạo thành thành ngữ?
A. Đen
B. Bẩn
C. Sạch
D. Tối
Câu 3: So sánh là gì?
A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
B. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau
C. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau
D. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau
Câu 4: Trong phép so sánh không ngang bằng:
A. Có thể có nhiều từ phủ định
B. Nhất thiết phải có từ phủ định
C. Không nhất thiết phải có từ phủ định
D. Phải có từ phủ định
Câu 5: Nội dung câu: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” là gì?
A. Khen ngợi trẻ em biết ăn, biết chơi
B. Trẻ em là những người nhỏ bé, yếu đuối cần được bảo vệ chăm sóc
C. Trẻ em cần được tạo điều kiện ăn, chơi, học tập
D. Cả B và C
Cho đoạn thơ sau trả lời cho câu hỏi từ 6-9
Cổ tay em trắng…
Đôi mắt em liếc … dao cao
Miệng cười… hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể ….
Câu 6: Điền vào chỗ còn trống trong đoạn thơ trên:
A. trắng- nhìn-giống-màu đỏ
B. tinh- giống- chúm chím- rất đẹp
C. như ngà- như là- như thể- hoa sen
D. như ngà- như là- giống là- xinh xinh
Câu 7: Sau khi hoàn thành vào chỗ trống của đoạn thơ, có bao nhiêu so sánh trong các câu thơ trên?
A. Ba
B. Bốn
C. Năm
D. Sáu
Câu 8: Tác dụng của phép so sánh trong câu thơ trên là gì?
A. Gợi hình, biểu cảm, miêu tả sự vật, sự việc cụ thể, sinh động
B. Chỉ có tác dụng làm rõ hình thức bên ngoài của đối tượng được miêu tả
C. Làm cho câu văn trở nên hơi đưa đẩy và bóng bẩy.
D. Không có tác dụng gợi cảm.
Câu 9: Từ nào thích hợp điền vào dấu [......] để hoàn thiện câu tục ngữ: "[......] như chĩnh trôi sông"
A. Lập lờ.
B. Lỉnh kỉnh.
C. Đủng đỉnh.
D. Rập rình.
Câu 10: Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
A. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
B. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
C. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
Câu 11: Biện pháp so sánh trong câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có tác dụng gì?
A. Người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông sóng nước
B. Khiến câu văn trở nên sinh động hơn, người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh tự nhiên
C. Giúp nhà văn thêm gần gũi với độc giả
D. Câu văn trở nên giàu hình tượng hơn.
Câu 12: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?
A. Vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh (có thể lược bớt)
B. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
C. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
D. Vế A, vế B
Câu 13: Trong các câu văn dưới đây, câu nào không sử dụng phép so sánh?
A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh
B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm , dẫn vào đền Ngọc Sơn
C. Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế
D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.
Câu 14: " Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ."
(Vượt thác, sgk Ngữ văn 6, tập2)
Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng phép so sánh?
A. Bốn lần.
B. Hai lần.
C. Năm lần.
D. Ba lần.
Đáp án
1 - B | 2 - C | 3 - A | 4 - C | 5 - D | 6 - C | 7 - B |
8 - A | 9 - C | 10 - D | 11 - A | 12 - A | 13 - D | 14 - A |
-----------------------------------
Với nội dung bài So sánh các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm so sánh, cấu tạo của phép so sánh thường gặp...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: So sánh cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.