Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lợn cưới áo mới

Lý thuyết Ngữ văn 6: Lợn cưới áo mới được VnDoc tổng hợp và giới thiệu nhằm giúp cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung truyện Lợn cưới áo mới

- Khái niệm truyện cười

- Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

- Tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

2/ Đọc - hiểu văn bản Lợn cưới áo mới

a) Những của được đem khoe

- Một cái áo mới may.

- Một con lợn để cưới.

→ Những cái rất bình thường

⇒ Đáng cười, lố bịch

⇒ Chế giễu tính khoe khoang, nhất là khoe của.

b) Cách khoe của

- Anh lợn cưới

- Đang tất tưởi chạy tìm lợn sổng.

- Hỏi to: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

- Mục đích: Khoe lợn, khoe của.

- Anh áo mới

- Đứng hóng ở cửa để đợi người ta khen.

- Kiên trì đứng đợi từ sáng đến chiều.

- Giơ vạt áo, bảo: “Từ lúc tôi...”.

→ Điệu bộ lố bịch, tức cười; thừa hẳn một vế.

c) Tổng kết

Ý nghĩa

- Phê phán tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội

- Biến nhân vật thành trò cười.

Nghệ thuật

- Tạo tình huống gây cười.

- Kết thúc bất ngờ.

3/ Bài tập minh họa truyện Lợn cưới áo mới

Đề bài: Nêu bài học rút ra từ truyện "Lợn cưới, áo mới".

1/ Mở bài

Nếu truyện thần thoại nhằm giải thích những hiện tượng tự nhiên, truyện truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, truyện cổ tích kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc thì truyện cười lại nhằm đem lại tiếng cười cho nhân dân. Tiếng cười đó có thể là để giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc, có thể để chế giễu, phê phán những thói hư tật xấu trong cuộc sống hàng ngày...

"Lợn cưới, áo mới" là một truyện cười hay. Tuy dung lượng ngắn nhưng bài học rút ra từ câu chuyện lại rất sâu sắc.

2/ Thân bài

a) Nội dung câu chuyện

- Trong truyện, ta bắt gặp hai anh có tính khoe của gặp nhau. Một anh thì may được chiếc áo mới liền mặc ngay, mong được khen. Một anh thì muốn khoe với mọi người mình có con lợn cưới.

- Người có áo mới thì mặc ngay và đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Anh ta tức giận chỉ vì anh ta đã đứng từ sáng đến chiều mà chẳng có ai hỏi. Chi tiết “đứng hóng ở cửa” rất đắt. Nó lột tả được những điều đáng chê cười ở anh chàng này. Một cái áo mới thì có gì đâu mà đến nỗi bỏ cả công ăn việc làm, chỉ “hóng” ở cửa để khoe. Người ta thường nói: “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Trẻ được manh áo mới thì vui mừng đem khoe với chúng bạn. Còn người đàn ông kia lại muốn khoe áo mới và khi không có ai khen thì tức lắm. Khi có người mất lợn hỏi “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” thì lẽ ra anh ta phải trả là “Tôi có thấy con lợn chạy qua đây” hoặc “Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Câu trả lời của anh ta lại là: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Với mọi người thì câu trả lời đó thừa thãi. Nhưng với anh ta thì có lẽ câu trả lời đó mới diễn đạt đúng đủ mục đích “khoe”của anh ta. Thật là buồn cười và lố bịch.

- Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh đặc biệt. Lợn sổng, lẽ ra anh ta phải nhanh chạy đi tìm nó. Với dáng bộ hớt ha hớt hải thì khi gặp người, câu đầu tiên mà anh ta phải hỏi chính là: “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” mới hợp lí. Thật bất ngờ khi anh ta lại hỏi: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” Việc gì anh phải nói “lợn cưới” ở đây. Rõ ràng câu hỏi đó của anh chứa đựng hai mục đích. Một là đi tìm lợn. Hai là anh khoe của nhưng nội dung nghiêng về khoe của hơn vì khi đọc, ta sẽ phải nhấn giọng ở từ “lợn cưới”.

- Tóm lại, hình như tật xấu khoe khoang đã thấm vào máu thịt của hai anh chàng này. Chỉ chờ có điều kiện là thói quen ấy bật ra ngay. Một anh thì “chộp” ngay lấy anh chàng đứng ở cửa kia để khoe “lợn cưới”. Một anh thì “chộp” ngay lấy người hỏi mình để khoe “áo mới”. Thật là đáng cười, đáng chê trách cho những kẻ hợm hĩnh, khoe khoang.

b) Bài học rút ra từ câu chuyện

- Câu chuyện ngắn gọn nhưng đã cho ta một bài học sâu sắc.

- Câu chuyện phê phán những kẻ khoác lác, khoe khoang qua tiếng cười hóm hỉnh của nhân dân.

- Câu chuyện khuyên ta hãy sống khiêm tốn. Đức độ và tài năng của mỗi người sẽ được bộc lộ qua việc làm chứ không bộc lộ qua lời nói.

- Thước đo giá trị con người không phải bằng tiền bạc mà bằng tài năng, trí tuệ và sự đóng góp, cống hiến của người đó đối với cộng đồng, xã hội.

3/ Kết bài

- Trong cuộc sống ngày nay, bệnh khoe khoang vẫn còn tồn tại. Vì vậy, chúng ta cần phê phán để cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.

- Câu chuyện là bài học bổ ích cho bản thân em. Trong học tập và trong cuộc sống em không được coi khinh những bạn có điều kiện kinh tế không bằng mình. Và điều quan trọng là em phải biết khiêm tốn, không khoe khoang, khoác lác.

4/ Trắc nghiệm truyện Lợn cưới áo mới

Câu 1: Truyện Lợn cưới, áo mới thuộc thể loại truyện dân gian nào?

A. Truyện ngụ ngôn.

B. Truyện thần thoại.

C. Truyện cổ tích.

D. Truyện cười.

Câu 2: Tính khoe khoang được hiểu là:

A. thích thể hiện bản thân

B. luôn tự cao, tự đại, coi ý kiến bản thân mình là đúng.

C. phô trương cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có, cho mọi người biết mình có của.

D. luôn nói khoác, phóng đại sự việc.

Câu 3: Hai nhân vật chính trong truyện đều có điểm nào chung?

A. là những người giàu có.

B. là những người thích khoe khoang.

C. là những người giàu có nhưng bủn xỉn.

D. là những người nghèo khó nhưng ham làm giàu.

Câu 4: Yếu tố gây cười trong truyện “ Lợn cưới, áo mới" là:

A. Hai anh có tính khoe của gặp nhau.

B. Cả hai anh đều khoe được của.

C.Lời nói, cử chỉ, điệu bộ của anh có áo mới

D. Lời nói, cử chỉ, điệu bộ của cả hai anh.

Câu 5: Đối tượng được đề cập đến trong truyện Lợn cưới, áo mới là gì?

A. Tính cách khoe khoang của hai người.

B. Con lợn cưới bị sổng chuồng.

C. Cái áo mới.

D. Con lợn cưới và cái áo mới.

Câu 6: Truyện Lợn cưới, áo mới phê phán điều gì?

A. Tính cách khoa trương, khoe của.

B. Những người thích chưng diện đồ mới.

C. Những người hỏi nhưng không trả lời cụ thể.

D. Thái độ thiếu khiếm nhã đối với người khác.

Câu 7: Ngụ ý của người hỏi trong truyện là gì?

A. Cho mọi người biết rằng mình bị mất một con lợn cưới.

B. Cho mọi người biết rằng mình có một con lợn cưới,

C. Cho mọi người biết rằng mình sắp cưới vợ.

D. Nhờ mọi người tìm giúp mình con lợn bị mất.

Câu 8: Truyện Lợn cưới, áo mới khuyên chúng ta điều gì?

A. Không nên có tính cách khoe khoang, biế mình thành kẻ lố bịch, hợm hĩnh

B. Không nên nói năng thô lỗ, nhất là với người lớn tuổi,

C. Cần thể hiện thái độ tôn trọng đối với người khác, nhất là trong lời nói và hành động.

D. Cần nhìn nhận đúng bản thân, không nên khoe khoang quá sự thật.

Câu 9: Mục đích của nhân vật trong truyện khi trả lời câu hỏi có thấy lợn không là gì?

A. Để cho người kia không hỏi nữa.

B. Để cho người kia xấu hổ vì đã khoe con lợn cưới,

C. Để cho người kia không tìm ra con lợn cưới.

D. Để cho mọi người biết rằng mình có cái áo mới.

Câu 10:Trong truyện, khi được hỏi có thấy con lợn cưới chạy qua đây hay không, người kia đã trả lời thế nào?

A. Không thấy con lợn cưới chạy qua.

B. Từ lúc mặc chiếc áo cưới mới, anh ta chẳng thấy con lợn chạy nào chạy qua cả.

C. Từ lúc mặc chiếc áo cưới mới, anh ta thấy có một con lợn chạy qua.

D. Anh ta trả lời không rõ ràng.

Đáp án

1 - D2 - C3 - B4 - D5 - A6 - A7 - C8 - A9 - D10 - B

-------------------------------------------

Với nội dung bài Lợn cưới áo mới các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nội dung của câu truyện, giá trị nghệ thuật và bài học được rút ra từ câu truyện ngụ ngôn Lợn cưới áo mới...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Lợn cưới áo mới. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm: Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm