Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Lý thuyết Ngữ văn 6: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự gồm các phần lý thuyết và bài tập tự luyện được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Nội dung bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

-Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản (tác phẩm).

- Dàn bài bài văn tự sự thường gồm có ba phần:

+ Phần mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

+ Phần thân bài: kể diễn biến các sự việc.

+ Phần kết bài: kể kết cục của sự việc.

B. Bài tập bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Bài 1: Nêu chủ đề của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”

Gợi ý:

- Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là:

+ Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu

+ Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước

+ Đề cao lao động, đề cao nghề nông

+ Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

Bài 2: Cho đề văn: Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em. Em hãy lập dàn ý cho đề văn trên?

Gợi ý:

a. Mở bài: Giới thiệu truyền thuyết: Sơn Tinh, Thủy Tinh

b. Thân bài: Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em. Đảm bảo các sự việc chính sau:

- Vua Hùng kén rể.

- Hai chàng Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn Mị Nương.

- Vua Hùng không biết chọn ai nên ra yêu cầu chọn rể.

- Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và lấy được Mị Nương.

- Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh.

- Hai bên đánh nhau ròng rã hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua đành rút quân về.

- Những năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh và đều thua.

c. Kết bài: Nêu ý nghĩa câu chuyện và cảm nghĩ của em.

C. Trắc nghiệm bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Câu 1: Hãy tìm trật tự đúng về các bước tiến hành làm một bài văn tự sự em cho là hợp lí

A. Tìm hiểu đề; tìm ý, lập dàn ý, kể (viết thành văn)

B. Tìm hiểu đề; lập dàn ý, tìm ý; kể (viết thành văn)

C. Tìm ý, lập dàn ý; tìm hiểu đề; kể (viết thành văn)

D. Lập dàn ý, tìm hiểu, tìm ý; kể (viết thành văn)

Câu 2: Trước khi viết bài có cần phải lập dàn bài không, vì sao?

A. Không cần thiết, vì thầy, cô giáo không chấm dàn bài của bài viết văn tự sự

B. Không cần thiết, bởi đã quen với văn tự sự, viết dàn ý sẽ mất thời gian

C. Có thể cần, có thể không, phụ thuộc vào việc em muốn kể ít hay nhiều sự việc

D. Rất cần thiết vì dàn bài sẽ giúp em viết bài văn tự sự đầy đủ ý, có trình tự, chặt chẽ, hợp lí

Câu 3 : Chủ đề trong văn bản là gì?

A. Là một trong những tác phẩm là ý cơ bản, tư tưởng chính mà người kể muốn thể hiện trong tác phẩm đó

B. Chủ đề là cái người ta muốn ngợi ca, khẳng định, phê phán, lên án qua những điều được kể

C. Chủ đề đôi khi không phải là hiện thực được kể lại trong câu chuyện

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Cách mở bài của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

A. Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra câu chuyện

B. Nêu nhân vật, diễn biến câu chuyện

C. Nêu kết quả của câu chuyện

D. Nêu hoàn cảnh, diễn biến, thời gian diễn ra câu chuyện

Câu 5: Dàn bài là bài văn tự sự thường gồm mấy phần?

A. 1

B. 2.

C. 3

D. 4

Câu 6: Trong văn tự sự yếu tố nào là quan trọng nhất?

A. Kể

B. Tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 7: Chủ đề của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên là?

A. Công cuộc xây dựng nước Văn Lang- Âu Lạc

B. Nguồn gốc ra đời hình thành nhà nước

C. Nguồn gốc của các sự vật

D. Sự ra đời của người Việt

Câu 8: Phần thân bài của câu tục ngữ thể hiện điều gì?

A. Giới thiệu chung về nhân vật, sự kiện

B. Kể diễn biến của sự việc

C. Kể kết cục của sự việc

D. Nêu ý nghĩa của bài học

Câu 9: Phần mở bài của bài văn tự sự có nhiệm vụ gì?

A. Giới thiệu, kể về diễn biến của sự việc

B. Kể cụ thể, chi tiết hóa

C. Kể theo trình tự không gian, thời gian, trình bày sự việc

D. Khép lại câu chuyện, thể hiện kết cục của truyện

Câu 10: Lựa chọn những sự việc chính trong phần thân bài của bài văn kể chuyện về sự tích Hồ Gươm

1. Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chống quân Minh

2. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần

3. Lê Thận nhặt được lưỡi gươm lạ

4. Lê Lợi tìm được chuôi gươm nạm ngọc

5. Lê Thận dâng gươm lên cho Lê Lợi và thề một lòng với minh quân

6. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh giặc Minh

Sắp xếp theo thứ tự nào?

A. Thứ tự 2, 3, 4, 6, 5

B. Thứ tự 3, 4, 5, 6, 2

C. Thứ tự 5, 3, 4, 2, 6

D. Thứ tự 2, 3, 4, 5, 6

Đáp án

1 - B2 - D3 - D4 - A5 - C6 - A7 - C8 - D9 - A10 - D

-----------------------------

Với nội dung bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm về chủ đề, cách làm dàn bài văn tự sự...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Học tốt Ngữ Văn 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm