Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Danh từ

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Danh từ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Nội dung bài Danh từ

Danh từ tiếng Việt
Danh từ chỉ sự vật

- Là danh từ dùng để chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

Danh từ chỉ đơn vị

- Là những danh từ dùng để chỉ các đơn vị để tính đếm, đo lường sự vật

Danh từ chungDanh từ riêngDanh từ chỉ đơn vị tự nhiênDanh từ chỉ đơn vị quy ước
-Là những danh từ có thể dùng làm tên gọi riêng cho một loạt sự vật cùng loại

VD: bàn, ghế, quần, áo, sách, vở,...

-Là những danh từ dùng làm tên gọi riêng cho từng cá thể, sự vật, người, địa phương, cơ quan, tổ chức,...

- Khi viết, phải viết hoa danh từ riêng theo quy tắc

VD: cái, con, tấm, bức, hòn, viên, cục, bọn, túi, nhóm,...VD: mét, gam, lít, tấn, thúng, bát, cốc, thùng,...

B. Bài tập bài Danh từ

Bài 1: Tìm các danh từ chỉ đơn vị trong các câu sau

a. Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

(Sọ Dừa)

b. Vua vẽ một thỏi vàng, thấy còn nhỏ quá, lại vẽ một thỏi thứ hai lớn hơn.

(Cây bút thần)

c. Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện ngẫu với nhau.

(Thầy bói xem voi)

Gợi ý

a. Chĩnh, tấm, con, vò.

b. Thỏi.

c. Ông.

Bài 2: Hãy giải thích tại sao từ sọ dừa trong hai trường hợp dưới đây (trích trong truyện Sọ Dừa) được viết khác nhau

a.Một hôm, trời nắng to, người vợ vào rừng hái củi cho chủ, khát nước quá mà không tìm thấy suối. Thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Thế rồi bà có mang.

b.Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì.

Gợi ý

- Từ Sọ Dừa trong câu (a) là danh từ chung chỉ vật

- Từ Sọ Dừa trong câu (b) la danh từ riêng chỉ người

Bài 3: Cho các tên tổ chức, cơ quan, trường học sau

- Phòng giáo dục và đào tạo huyện thanh oai

- Bộ giáo dục và đào tạo

- Nhà xuất bản đại học quốc gia hà nội

- Trường trung học cơ sở Trần hưng đạo

- Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Hãy viết hoa tên các cơ quan, trường học đó theo đúng quy tắc đã học?

Gợi ý

- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo.

- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bài 4: Trong truyện Cây bút thần có những câu văn sau

Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày.

Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc.

Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn.

Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng.

a. Hãy tìm những danh từ chỉ sự vật trong các câu văn trên?

b. Có nên thêm từ “cái” vào trước mỗi danh từ chỉ sự vật trong những câu đó không? Vì sao?

Gợi ý:

a. Những danh từ chỉ sự vật trong các câu văn trên: nhà, cày, cuốc, đèn, thùng, nước.

b. Không nên thêm từ “cái” vào trước mỗi danh từ chỉ sự vật trong các câu đó vì câu văn chỉ cần danh từ nêu sự vật là đã đủ, không cần thêm danh từ nêu đơn vị. Mặt khác không có danh từ chỉ đơn vị “cái”, có thể hiểu Mã Lương vẽ cho mỗi nhà với số lượng nào đó, không hạn định, tùy nhu cầu.

C. Trắc nghiệm bài Danh từ

Câu 1: Từ nào là danh từ?

A. Khôi ngô.

B. Bú mớm.

C. Khỏe mạnh.

D. Bóng tối.

Câu 2: Danh từ chỉ đơn vị tính toán quy ước không chính xác?

A. Đoạn, miếng, mẩu, khúc

B. Lúc, buổi, hồi, dạo

C. Thìa, cốc, bơ, thúng

D. Khóm, bụi, cụm

Câu 3: Thế nào là danh từ?

A. Những từ biểu đạt sự vật tồn tại trong thực tế khách quan: từ chỉ người, sự vật, khái niệm

B. Danh từ là những từ chỉ hoạt động, tính chất của sự vật

C. Danh từ là những từ bổ sung ý nghĩa cho động và tính từ

D. Danh từ là những hư từ

Câu 4: Danh từ riêng dùng để

A. Gọi tên một loại sự vật

B. Gọi tên một tập hợp sự vật

C. Gọi tên một người, một sự vật hay một địa phương cụ thể

D. Tất cả các đáp án trên đúng

Câu 5: Danh từ chỉ đơn vị được phân chia thành?

A. Danh từ chung và danh từ riêng

B. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, đơn vị quy ước

C. Danh từ chỉ hiện tượng, danh từ chỉ sự vật

D. Danh từ chỉ khái niệm và danh từ chỉ đơn vị ước chừng

Câu 6: Trong các từ sau, từ nào là danh từ?

A. Phun.

B. Cao.

C. Giặc.

D. Vươn.

Câu 7: Danh từ được phân loại thành:

A. 2 loại lớn: danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ đơn vị

B. 3 loại: danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật, danh từ chung và riêng

C. 4 loại: danh từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm

D. Không phân chia được

Câu 8: Tìm danh từ chỉ đơn vị, không gian, thời gian:

A. Khoảnh, vùng, lúc, buổi

B. Cái, quyển, thằng, con

C. Thìa, cốc, bơ, gáo

D. Bọn, tụi, toán

Câu 9: Danh từ chỉ đơn vị dùng để

A. Tính đếm, đo lường sự vật

B. Nêu tên từng người, từng sự vật, hiện tượng cụ thể

C. Nêu tên từng loại sự vật, hiện tượng

D. Nêu sự việc, hành động

Câu 10: Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm…” có thể nêu ra một số danh từ chỉ sự vật như?

A. Sách, báo, nhà cửa

B. Đã, sẽ, đang

C. Rất, quá, lắm

D. Đi, chạy, nhảy

Đáp án

1 - D2 - A3 - A4 - C5 - B6 - C7 - A8 - A9 - A10 - A

Với nội dung bài Danh từ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm về danh từ, các loại danh từ thường gặp trong văn bản...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Danh từ cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Học tốt Ngữ Văn 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm