Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương pháp tả cảnh

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Phương pháp tả cảnh được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

A. Nội dung bài Phương pháp tả cảnh

- Muốn tả cảnh cần:

+ Xác định được đối tượng miêu tả

+ Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu

+ Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự

- Bố cục bài tả cảnh gồm 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả

+ Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự

+ Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó

B. Bài tập bài Phương pháp tả cảnh

Bài 1: Em hãy tả lại một cảnh bão lụt mà em chứng kiến hoặc quan sát trên ti vi?

Gợi ý:

a. Mở bài

- Dẫn dắt vào bài: Đời sống của con người chịu ảnh hưởng của môi trường sinh thái, một mặt thiên nhiên có tác động tích cực, hỗ trợ cho con người, mặt khác lại có tác động tiêu cực, tàn phá và hủy hoại cuộc sống con người.

- Giới thiệu trận bão lụt xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long mới đây em được xem qua tivi.

b. Thân bài

- Hình ảnh bão lụt qua phóng sự truyền hình:

+ Bản tin buổi tối: hình ảnh cô phát thanh viên (vẻ mặt, giọng nói).

+ Cảm xúc mọi người: xôn xao, bàn tán, hi vọng.

- Tả cảnh bão lụt theo quan sát của cá nhân:

+ Trời tối sầm, gió mạng từng cơn, mây đen kịt.

+ Mưa lớn, nước dâng cao, tràn hai bên bờ sông,...

+ Dòng nước ngầu đục, chảy xiết. Đồng ruộng, nhà cửa, đường xá ngập chìm trong nước, cây cối ngả nghiêng, gãy đổ,...

- Hình ảnh con người:

+ Người lớn: hối hả, tất bật lo phòng chống, nét mặt lo âu.

+ Trẻ em: ngơ ngác, sợ hãi,...

+ Lực lượng cứu hộ: nhiệt tình tham gia cứu nạn,...

+ Bộ đội, công an: hỗ trợ người dân di tán, phân luồng giao thông,...

+ Các đoàn thể cứu trợ đem áo mưa, mì, lương khô, thuốc, chăn màn, quần áo,... tiếp tế kịp thời.

- Suy nghĩ của em:

+ Xót thương, thông cảm, thấu hiểu hoàn cảnh của mọi người.

+ Cảm động trước sự dũng cảm quên mình của lực lượng cứu hộ và tấm lòng yêu thương, chia sẻ của đồng bào cả nước.

c. Kết bài

- Mong muốn con người giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái.

Bài 2: Tả lại khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời.

Gợi ý:

a. Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả :Thời gian (buổi sáng), không gian (trời trong xanh- đẹp), địa điểm (vườn nhà em).

b. Thân bài:

- Tả bao quát : những nét chung, đặc sắc của toàn cảnh: khu vườn tươi mát, rực rỡ bởi màu sắc và rộn rã bởi âm thanh tiếng chim.

+ Màu sắc: xanh của cây, xanh của bầu trời, đỏ, vàng của hoa,...

+ Không gian vườn: rộng, hẹp, to, nhỏ.

+ Các loài cây, hoa trong vườn.

+ Bầu trời trong xanh, sương vẫn đọng trên lá,...

+ Chim hót ríu rít.

- Tả chi tiết: + Chọn những cảnh tiêu biểu để tả (sương sớm, ánh nắng ban mai, hoạt động của các loài vật, đặc điểm của các loài cây…).

+ Hoạt động của con người làm nổi bật cảnh: chăm sóc cây, tưới nước cho cây, tỉa lá, bắt sâu,...

c. Kết bài: Cảm nghĩ chung của em về cảnh:

Cảm thấy thích thú, có cảm giác thoải mái, tươi vui trước cảnh.

+ Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vườn, bảo vệ cảnh.

+ Giá trị kinh tế của khu vườn đối với gia đình em…

Với nội dung bài Phương pháp tả cảnh các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về cách trình bày, bố cục của bài văn tả cảnh...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Phương pháp tả cảnh cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm