Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lòng yêu nước

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Lòng yêu nước được VnDoc tổng hợp và giới thiệu nhằm giúp cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1) Tìm hiểu chung tác phẩm Lòng yêu nước

a/ Tác giả

- I-li-a Ê-ren-bua (1891-1962)

- Là nhà văn nổi tiếng của Liên Xô (trước đây).

- Là một nhà báo lỗi lạc.

b/ Tác phẩm

- Xuất xứ: Bài văn được trích từ bài báo "Thử lửa" viết tháng 6/1942 trong thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức (1941 - 1945).

- Thể loại: Tùy bút - chính luận.

- Phương thức biểu đạt: Miêu tả, nghị luận, biểu cảm.

- Đại ý: Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước.

Bố cục: Gồm 2 phần

- Phần 1: (Từ đầu đến "lòng yêu tổ quốc": lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước.

- Phần 2: (Còn lại): Biểu hiện lòng yêu nước trong chiến tranh.

Các bạn có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt Lòng yêu nước

2) Đọc - hiểu văn bản Lòng yêu nước

a/ Ngọn nguồn của lòng yêu nước

- Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.

- Tình yêu quê hương biểu hiện qua nỗi nhớ vẻ đẹp của mỗi vùng quê.

+ Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng, dòng sông...

+ Người xứ U-crai-na: nhớ bóng thuỳ dương.

+ Người xứ Gru-di-a: ca tụng khí trời của núi.

+ Người ở thành Lê-nin-grat: sương mù, dòng sông Nê-va rộng và đường bệ...

+ Người Mát-xcơ-va: phố cũ, phố mới, điện Krem-li.

- Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

b/ Lòng yêu nước được thử thách trong chiến tranh

- Trong cuộc chiến chống ngoại xâm số phận mỗi người gắn liền với vận mệnh tổ quốc nên nó được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt.

* Tổng kết

Nghệ thuật:

- Trình tự lập luận: Nhận định về ngọn nguồn của lòng yêu nước → Đưa ra những dẫn chứng làm rõ nhận định → Khái quát thành chân lí về lòng yêu nước.

- Chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu của từng vùng miền, miêu tả tinh tế, độc đáo bằng hệ thống từ ngữ giàu chất gợi hình, gợi cảm, bằng những liên tưởng, so sánh hợp lí.

Nội dung: Làm sáng tỏ ngọn nguồn lòng yêu nước: lòng yêu nước bắt nguồn từ những vật bình thường, từ lòng yêu gia đình, quê hương.

3) Bài tập minh họa bài Lòng yêu nước

Đề bài: Phân tích văn bản Lòng yêu nước của I-li-a Ê-ren-bua

1) Mở bài

- Giới thiệu về tác giả I-li-a Ê-ren-bua

- Giới thiệu về văn bản “Lòng yêu nước” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)

2) Thân bài

a/ Ngọn nguồn của lòng yêu nước

- Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những thứ tầm thường nhất: yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu,…

- Tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách những cuộc chiến tranh vệ quốc để mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ đẹp thanh tú của quê hương:

+ Vùng Bắc: cánh rừng bên dòng Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng

+ U-crai-na: bóng thùy dương, cài bằng lặng của trưa hè vàng ánh

+ Xứ Gru-di-a: khí trời núi cáo, tiếng chào tạm biệt.

+ Ở thành Lê-nin-grat: dòng Nê-va, những tượng đồng, phố phường

+ Mát-xcơ-va: phố cũ, phố mới, điện Krem-li, tháo cổ,...

→ Vẻ đẹp riêng của từng vùng miền, mỗi vùng gắn với đặc trưng và vẻ đẹp riêng biệt của vùng đó.

→ Bài viết tạo nên tổng thể hài hòa đa dạng về tình yêu của người dân Xô viết dành cho mảnh đất nơi họ sinh sống.

- Lòng yêu nước được nâng lên từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê

→ Lòng yêu nước là tình cảm có thực, chân thật và luôn tồn tại trong trái tim mỗi người

→ Chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước

b/ Sức mạnh của lòng yêu nước

- Được thử thách và khẳng định trong cuộc lửa đạn gay go của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

→ Lòng yêu nước là một thứ giá trị tinh thần có thể nhìn thấy được

3/ Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

+ Nội dung: Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người con Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời, bài văn đã nói lên một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (…). Lòng yêu nước, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc

+ Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực,…

4) Trắc nghiệm bài Lòng yêu nước

Câu 1: Văn bản "Lòng yêu nước" ra đời trong bối cảnh nào?

A. Cách mạng tháng Mười Nga.

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức.

D. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ.

Câu 2: Câu văn nào sau đây thể hiện rõ nhất tư tưởng của văn bản?

A. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.

B. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương.

C. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu làng quê trở nên lòng yêu Tổ Quốc.

Lòng yêu nước là sẵn sằng hi sinh cho tổ quốc.

Câu 3: Câu nào trong bài viết khẳng định lòng yêu nước của tác giả cũng như toàn thể nhân dân Xô viết?

A. Người ta giờ đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô viết.

B. Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa.

C. Chiến tranh khiến cho những công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương.

D. Nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử.

Câu 4: Thế nào là thể tuỳ bút - chính luận?

A. Thể văn ghi chép tôn trọng sự thật khách quan của đời sống không hư cấu.

B. Thể văn phân tích, nhận định các vấn đề chính trị, xã hội đương thời.

C. Thể văn chú trọng những bộc lộ cảm xúc suy tư, nhận định đánh giá của mình về các vấn đề chính trị, xã hội đương thời.

D. Thể văn bình luận về những sự kiện chính trị, xã hội.

Câu 5: Ý nghĩa của chân lý về lòng yêu nước được trình bày trong văn bản là gì?

A. Lòng yêu nước không phải là những tình cảm chung chung, trìu tượng.

B. Nó nảy sinh từ những tình cảm cụ thể .

C. Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng cao cả được nâng lên từ những tình cảm gần gũi của con người: Yêu nhà, yêu nước, yêu làng xóm..

Lòng yêu nước là những cống hiến của cá nhân cho dân tộc.

Câu 6: Nhận xét nào chính xác về nhà văn I - Eren bua?

A. Là người có vốn sống lịch lãm và phong phú.

B. Là người có tình yêu sâu lắng với đất nước quê hương.

C. Là người có những trang viết có sức mạnh tựa những loạt đại bác dội xuống đầu thù.n.

D. Tất cả đều đúng

Câu 7: Trong bài viết, tác giả cho rằng lòng yêu nước bắt nguồn từ:

A. Lòng yêu nước chân chính của mỗi người.

B. Lòng yêu những vật tầm thường nhất.

C. Lòng yêu quê hương, gia đình và những người đồng chí.

D. Lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước.

Câu 8: Đặc điểm nào của vùng đất U-crai-na được tác giả nêu ra trong đoạn trích trên?

A. Những bóng thùy dương tư lự bên đường.

B. Rượu vang cay sẽ tu trong bọc đựng rượu bằng da dê.

C. Những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm.

D. Cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô.

Câu 9: Những vật tầm thường mà tác giả nêu ra trong bài viết là gì?

A. Cái cây trồng ở trước nhà,

B. Cái phố nhỏ đổ ra bờ sông.

C. Vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.

D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Lòng yêu nước được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh nào?

A. Trong đời sống hàng ngày.

B. Trong xây dựng đất nước.

C. Trong lửa đạn gay go thử thách.

D. Trong hòa bình đất nước

Câu 11: Tác giả đã nêu ra đặc điểm gì nổi bật của thành phố Lê-nin- grát?

A. Có tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên.

B. Có công viên mùa hè với lá hoa rực rỡ.

C. Có sương mù bao phủ.

D. Phố phường với mỗi căn nhà là những trang lịch sử.

Câu 12: Chân lí được tác giả nêu ra trong bài thơ là gì?

A. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất... Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

B. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể.

C. Chiến tranh khiến cho những công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương.

D. Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa.

Câu 13: Người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến những vẻ đẹp tiêu biểu nào của quê hương?

A. nhớ những cảnh vật rất đỗi quen thuộc, từng gắn bó với cuộc sống thanh bình.

B. Đó là nỗi nhớ về vẻ đẹp của ngôn ngữ, lời nói, niềm tự hào về quê hương xứ sở.

C. Nỗi nhớ gắn liền với những vẻ đẹp truyền thống và niềm tin mãnh liệt ở tương lai.

D. Tất cả đều đúng

Câu 14: Con người phải làm gì khi tổ quốc bị xâm lăng?

A. Thờ ơ trước vận mệnh của đất nước.

B. Trốn chạy và đầu hàng.

C. Sẵn sàng mang của cải, sức lực và cả tính mạng ra cống hiến cho Tổ Quốc.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án

1 - C2 - C3 - B4 - C5 - C6 - D7 - B
8 - A9 - D10 - C11 - C12 - A13 - D14 - C

-------------------------------------------

Với nội dung bài Lòng yêu nước trên đây được VnDoc giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh ra đời, giá trị nghệ thuật và nhân đạo nội dung của tác phẩm Lòng yêu nước...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Lòng yêu nước. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm để chuẩn bị tốt cho học kì mới sắp tới: Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm