Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Luyện nói về văn miêu tả

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Luyện nói về văn miêu tả được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

A. Nội dung bài Luyện nói về văn miêu tả

- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.

- Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:

+ Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.

+ Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.

+ Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.

+ Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

- Phương pháp tả cảnh

+ Xác định đối tượng miêu tả.

+ Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.

+ Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.

- Phương pháp tả người

+ Xác định được đối tượng cần tả ( tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc).

+ Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.

+ Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.

B. Bài tập bài Luyện nói về văn miêu tả

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên 1 mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả 1 cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ tiến phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh....”

(Nguyễn Tuân)

a. Đoạn văn trên tả cảnh gì? Cho biết điểm nhìn?

b. Từ đoạn văn trên, em hãy tả lại bằng lời nói cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô?

Gợi ý:

a.

- Đoạn trên tả cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô.

- Tác giả đã chọn điểm nhìn ở đầu mũi đảo Cô Tô.

b. Khi nói phải làm nổi bật các ý sau:

- Khung cảnh trong sáng, tinh khôi lúc mặt trời mọc

- Mặt trời hiện ra với một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ và lộng lẫy.

- Vài chiếc nhạn, một con hải âu làm cho khung cảnh thêm cổ điển và nên thơ

Bài 2: Từ bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ, hãy tả lại bằng lời nói hình ảnh của Bác Hồ.

Gợi ý:

- Khi tả lại hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, chú ý các ý sau:

+ Bác Hồ xuất hiện trong hoàn cảnh nào?

+ Hình ảnh, dáng vẻ, tư thế, nét mặt của Bác ra sao?

+ Những cử chỉ, lời nói nào của bác khiến anh đội viên xúc động?

+ Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh của Bác?

Với nội dung bài Luyện nói về văn miêu tả các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm về văn miêu tả, các đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả....

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Luyện nói về văn miêu tả cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm