Thầy bói xem voi

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Thầy bói xem voi được chúng tôi tổng hợp và giới thiệu nhằm giúp cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1. Tìm hiểu chung truyện Thầy bói xem voi

Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt

- Kiểu văn bản: tự sự.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả.

a. Thể loại

- Truyện ngụ ngôn

- Hình thức: Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần

- Nội dung: Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người

- Mục đích: Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

b. Nội dung: Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện "Thầy bói xem voi" khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

c. Tóm tắt

- Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi.

- Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sể… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu.

- Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện, thiếu tổng thể.

Các bạn học sinh có thể tham khảo bài Tóm tắt truyện Thầy bói xem voi

d. Bố cục

Chia làm 3 phần

- Phần 1: “Nhân buổi…sờ đuôi.” ⇒ Các thầy bói xem voi.

- Phần 2: “Đoạn năm thầy…sể cùn” ⇒ Các thầy bói phán về voi.

- Phần 3: Còn lại ⇒ Hậu quả của việc phán voi.

2. Đọc - hiểu văn bản Thầy bói xem voi

a. Các thầy bói xem voi

- Năm ông thầy bói

+ Bị mù

+ Chưa biết gì về hình thù con voi.

+ Đều muốn biết voi có hình thù thế nào

- Hoàn cảnh xen voi

+ Ế khách hàng, ngồi tán gẫu.

+ Có voi đi qua

* Cách xem voi của các thầy

- Xem voi không nhìn bằng mắt, mà sờ bằng tay

- Mỗi thầy sờ vào một bộ phận, đoán cả hình thù con voi.

+ Thầy sờ vòi

+ Thầy sờ ngà

+ Thầy sờ tai

+ Thầy sờ chân

+ Thầy sờ đuôi

→ Cách xem phiến diện, chủ quan.

⇒ Giễu cợt, phê phán ách xem voi của các thầy bói.

b. Các thầy bói phán về voi

- Sau khi sờ voi, mỗi thầy bói lần lượt nhận xét về voi:

+ Thầy sờ vòi: sun sun như con đỉa

+ Thầy sờ ngà: chần chẫn như cái đòn càn.

+ Thầy sờ tai: bè bè như cái quạt thóc.

+ Thầy sờ chân: sừng sững như cái cột đình.

+ Thầy sờ đuôi: tun tủn như cái chổi sể cùn.

- Nghệ thuật: Từ láy gợi hình, nghệ thuật so sánh gợi tả những nhận thức của thầy bói về voi.

→ Nhấn mạnh đặc điểm con voi mình vừa xem được.

- Không phải

- Đúng với từng bộ phận của con voi, không đúng với tổng thể con voi

→ Mỗi thầy chỉ biết từng bộ phận của con voi mà lại cứ tưởng hình thù toàn bộ con voi là nó như vậy.

- Thái độ trong cuộc bàn luận

+ "Tưởng"..."hóa ra"

+ "Không phải"

+ "Đâu có"

+ "Ai bảo"

+..."Không đúng"...

→ Là những lời nói chủ quan nhằm phủ định ý kiến của người khác, khẳng định ý kiến của mình.

- Nguyên nhân

+ Mù mắt

+ Sai phương pháp xem

+ Sai nhận thức, đánh giá sự việc

→ Mù về thể chất, mù về nhận thức.

⇒ Lấy bộ phận để khái quát lên toàn thể con voi là hết sức sai lầm.

⇒ Kết luận về con voi sai.

c. Hậu quả của việc phán voi

- Chưa biết hình thù con voi

→ Tranh cãi

- Hành động sai lầm: xô xát. Đánh nhau toác đầu chảy máu.

→ Châm biếm sự hồ đồ, tiếng cười phê phán nhẹ nhàng mà sâu sắc

⇒ Không nên chủ quan trong nhận thức mà phải dựa trên sự tìm hiểu toàn diện sự vật.

⇒ Muốn đánh giá một hiện tượng, một sự vật, sự việc... phải có cái nhìn toàn diện, đầy đủ, nhiều chiều. Không nên đánh giá qua cái nhìn phiến diện, chủ quan, cục bộ, sẽ lệch lạc, thiếu chính xác, sai lầm, nguy hiểm,...

d. Bài học

- Đánh giá sự vật phải được xem xét một cách toàn diện.

- Xem xét sự vật phải phù hợp trong mọi hoàn cảnh, điều kiện.

* Tổng kết

- Nội dung

+ Phê phán nghề thầy bói

+ Khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chung một cách toàn diện.

+ Mượn chuyện không bình thường của con người để khuyên răn con người một bài học sâu sắc về cách nhận thức sự việc

+ Thành ngữ: "Thầy bói xem voi"

- Nghệ thuật

+ Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc.

+ Dựng đối thoại tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.

+ Lặp lại các sự việc

+ Nghệ thuật phóng đại.

3. Bài tập minh họa truyện Thầy bói xem voi

Đề bài: Hãy kể diễn cảm truyện "Thầy bói xem voi"

1. Mở bài

- Giới thiệu chung

- Truyện xảy ra từ ngày xửa ngày xưa.

- Có năm ông thầy bói mù hành nghề trước cửa chợ.

2. Thân bài

* Trước khi xem voi

- Năm thầy bói mù ế khách ngồi tán gẫu.

- Thầy nào cũng phàn nàn là chưa biết hình thù con voi ra sao.

- Chợt có người nói voi sắp đi qua, năm thầy chung tiền biếu quản tượng, xin được xem voi.

* Khi xem voi

- Thầy thứ nhất sờ vòi.

- Thầy thứ hai sờ ngà.

- Thầy thứ ba sờ tai.

- Thầy thứ tư sờ chân.

- Thầy thứ năm sờ đuôi.

* Sau khi xem voi

- Các thầy ngồi bàn tán sôi nổi về voi.

- Thầy sờ vòi bảo voi sun sun như con đỉa.

- Thầy sờ ngà bảo voi chần chẫn giống cái đòn càn.

- Thầy sờ tai bảo voi bè bè giống cái quạt thóc.

- Thầy sờ chân bảo voi sừng sững giống cái cột đình.

- Thầy sờ đuôi bảo voi tun tủn giống cái chổi sể cùn.

3. Kết bài

- Năm thầy cãi nhau, chẳng ai chịu ai, người nào cũng cho rằng mình đúng.

- Năm thầy lao vào đánh nhau toác đầu, chảy máu.

Bài văn mẫu

Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng nọ có năm ông thầy bói mù hành nghề trước cửa chợ. Buổi sáng hôm ấy ế khách quá, năm thầy ngồi buồn đành tán gẫu với nhau. Ai cũng phàn nàn rằng mình chưa được biết hình thù con voi ra sao. Bỗng nhiên, nghe người ta nói có voi đi qua, các thầy bèn chung tiền biếu quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem.

Các thầy xem voi bằng... tay. Thầy thứ nhất sờ đúng cái vòi. Thầy thứ hai sờ vào cặp ngà. Thầy thứ ba sờ vào tai. Thầy thứ tư sờ vào chân. Còn thầy thứ năm sờ vào đuôi.

Người quản tượng dẫn voi đi rồi, năm thầy ngồi bàn tán sôi nổi về voi. Thầy sờ vòi bảo: Tưởng gì, hoá ra voi sun sun như con đỉa! Thầy sờ ngà gân cổ cãi: Ai dám bảo voi giống như con đỉa? Nó chần chẫn giống cái đòn càn! Thầy sờ tai khẳng định: Nó bè bè như cái quạt thóc! Thầy sờ chân không chịu: Sao lại giống cái quạt thóc được? Nó sừng sững như cái cột đình! Thầy sờ đuôi cứ hếch mặt ngồi nghe, bấy giờ mới ung dung lên tiếng:

- Các thầy nói sai cả rồi! Đích thị là nó tun tủn giống cái chổi sể cùn!

Năm thầy cãi nhau mỗi lúc một hăng, chẳng ai chịu ai, người nào cũng cho rằng lời phán của mình là đúng nhất. Cuối cùng, các thầy xô xát, đánh nhau đến toác đầu, chảy máu. Mọi người chứng kiến cảnh ấy được một trận cười vỡ bụng.

4. Trắc nghiệm bài Thầy bói xem voi

Câu 1: Trong dân gian, thầy bói là những người

A. Chuyên đi ăn xin

B. Chuyên làm nghề bốc thuốc đông y

C. Chuyên đoán việc lành dữ cho mọi người.

D. Chuyên viết thư pháp trên phố.

Câu 2: Tình huống nào sau đây ứng với thành ngữ “Thầy bói xem voi”?

A. Một lần bạn An không soạn bài, lớp trưởng cho rằng bạn ấy học yếu.

B. Một lần không vâng lời, con bị mẹ mắng.

C. Bạn hát không hay, cô giáo nói rằng bạn ấy không có năng khiếu ca hát.

D. Một bạn đi học muộn, cô giáo yêu cầu viết bản kiểm điểm

Câu 3: Câu: “Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi thế nào” chỉ điều gì?

A. Từ trước đến giờ các thầy bói chưa xem bói cho voi.

B. Các thầy bói đều có chung khuyết tật là bị mù.

C. Từ trước đến giờ các thầy chưa nhìn thấy voi.

D. Các thầy cho rằng voi là con vật chỉ có trong tưởng tượng.

Câu 4: Nguyên nhân sâu xa của việc tranh cãi của năm ông thầy bói?

A. Do các thầy không có chung ý kiến

B. Do xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan sự vật

C. Do không hiểu biết, không chịu lắng nghe ý kiến của người mọi người xung quanh

D. Do các thầy không nhìn thấy

Câu 5: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào những bộ phận nào của con voi?

A. Vòi, ngà, tai, chân, đuôi.

B. Vòi, ngà, tai, chân, lưng,

C. Vòi, ngà, mắt, chân, lưng.

D. Tai, mắt, lưng, chân, đuôi.

Câu 6: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào con voi thật nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?

A. Xem xét các bộ phận của voi một cách hời hợt.

B. Không xem xét voi bằng mắt mà bằng tay.

C. Không xem xét voi một cách toàn diện mà chỉ dựa vào từng bộ phận để đưa ra nhận xét.

D. Xem xét một cách quá kĩ lưỡng từng bộ phận của voi.

Câu 7: Nguyên nhân nào dẫn tới cả năm thầy bói xô xát, đánh nhau?

A. Do các thầy đều chỉ sờ một bộ phận nhưng đánh giá chủ quan

B. Do các thầy đều cho rằng mình đúng

C. Do các thầy không chịu lắng nghe ý kiến của nhau

D. Tất cả đều đúng

Câu 8: Truyện Thầy bói xem voi khuyên chúng ta điều gì?

A. Luôn học hỏi để nâng cao hiểu biết của bản thân, nhằm tránh rơi vào tình trạng thầy bói xem voi.

B. Muốn hiểu biết sự vật, sự việc nào đó một cách chính xác cần xem xét chúng một cách toàn diện.

C. Không nên có tính ganh ghét lẫn nhau.

D. Không nên dùng lời của những thầy bói để xem xét, đánh giá sự vật.

Câu 9: Truyện Thầy bói xem voi phê phán điều gì?

A. Phê phán những việc làm vô bổ, không mang lại lợi ích cho bản thân cũng như người khác.

B. Phê phán thái độ khinh thường người khác.

c. Phê phán thái độ cầu toàn, không dám đấu tranh chống cái xấu, cái tiêu cực.

D. Phê phán những nhận xét, đánh giá không có cơ sở hoặc chưa có chứng cứ một cách xác đáng, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.

Câu 10: Truyện Thầy bói xem bói khuyên chúng ta bài học gì?

A. Phải nhìn nhận sự việc ở phương diện tổng thể, chứ không nên lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho toàn thể.

B. Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, không nên bảo thủ cá nhân.

C. Mọi sự việc cần suy nghĩ kĩ càng, không nên vội vàng, phiến diện.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án

1 - C2 - A3 - B4 - C5 - A6 - C7 - D8 - B9 - D10 - D

-------------------------------------------

Với nội dung bài Thầy bói xem voi các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nội dung của câu truyện, giá trị nhân đạo và bài học được rút ra từ câu chuyện Thầy bói xem voi...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Thầy bói xem voi. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm: Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Học tốt Ngữ Văn 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Đánh giá bài viết
3 1.649
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm