Ôn tập văn miêu tả
Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Ôn tập văn miêu tả được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.
Bài: Ôn tập văn miêu tả
A. Nội dung bài Ôn tập văn miêu tả
Dàn bài chung về văn tả cảnh
Mở bài:
Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh gì? Ở đâu? Lý do tiếp xúc với cảnh? Ấn tượng chung?
Thân bài:
a. Bao quát: Vị trí? Chiều cao hoặc diện tích? Hướng của cảnh? Cảnh vật xung quanh?
b. Tả chi tiết: (Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp)
* Từ bên ngoài vào (từ xa): Vị trí quan sát? Những cảnh nổi bật? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?...
* Đi vào bên trong (gần hơn): Vị trí quan sát? Những cảnh nổi bật? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?...
* Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy (rất gần): Cảnh nổi bật? Từ ngữ hình ảnh miêu tả...
Kết bài: Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc; Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân?...
Dàn bài chung về văn tả người
Mở bài:
Giới thiệu người định tả: Tả ai? Người được tả có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung?
Thân bài:
a. Ngoại hình: Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người? Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi? Miệng? Làn da? Trang phục?... Từ ngữ, hình ảnh miêu tả
b. Tả chi tiết: (Tùy từng người mà tả cho phù hợp)
* Nghề nghiệp, việc làm (Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé: Học, chơi đùa, nói năng... (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
* Sở thích, sự đam mê: Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
* Tính tình: Tình yêu thương với những người xung quanh: Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động? (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
Kết bài: Tình cảm chung về người em đã tả? Yêu thích, tự hào, ước nguyện?...
Chú ý:
Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn.
B. Bài tập bài Ôn tập văn miêu tả
Bài 1: Em hãy tả Lượm
Gợi ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật.
- Nhận xét chung về nhân vật.
(Ví dụ: Lượm là một chú bé gây nhiều ấn tượng cho chúng ta qua bài thơ Lượm (Tố Hữu)Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Lượm đã hăng hái tham gia kháng chiến, làm liên lạc và đã dũng cảm hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ).
b. Thân bài:
- Đặc điểm của nhân vật:
+ Hình dáng: nhỏ nhắn, xinh xắn loắt choắt, như con chim chích. Mặt bầu bĩnh cười híp mí, má đỏ bồ quân.
+ Trang phục: quần áo thiếu sinh quân, mũ ca lô, mang xắc cốt.
+ Cử chỉ, tác phong: nhanh nhẹn thoăn thoắt,...
+ Tính nết: yêu đời, hồn nhiên, vui tươi, trong sáng, ngộ nghĩnh Ca lô đội lệch, mồm huýt sáo vang, cháu đi liên lạc, vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà.
+ Hành động: rất dũng cảm Vụt qua mặt trận,... sợ chi hiểm nghèo.
- Hình ảnh Lượm lúc hi sinh: như một thiên thần nằm trên lúa, tay nắm chặt bông, ... hồn bay giữa đồng.
c. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ: yêu mến và vô cùng cảm phục Lượm.
- Ca ngợi, khẳng định: Lượm là một con người đẹp nhất trong tâm trí của em.
Bài 2: Hãy tả hình dáng và những nết tốt của một bạn trong lớp em được nhiều người quý mến?
Gợi ý:
a. Mở bài: Giới thiệu người bạn học cùng lớp với em có tính nết nổi bật được nhiều người yêu mến.
b. Thân bài:
Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính nết tốt của người bạn mà em chọn để miêu tả.
* Về hình dáng:
- Người bạn đó nam hay nữ, cao hay thấp, mập hay ốm;
- Mái tóc để dài hay cắt ngắn, thưa hay dày;
- Gương mặt, đôi mắt, nước da tạo cảm giác hiền hậu, trung thực, thẳng thắn… nụ cười cởi mở, chân tình;
* Về tính nết:
- Học sinh giỏi từ lớp một đến lớp sáu, chuyên cần sáng tạo trong học tập; thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, phát biểu xây dựng bài; làm bài tập đầy đủ; hay giúp đỡ bạn trong học tập, nhất là các bạn học còn yếu; tình cảm chan hoà với mọi người, được mọi người quý mến.
- Tham gia tốt các hoạt động ở trường; ở nhà siêng năng, chăm chỉ học tập, làm việc giúp đỡ cha mẹ.
- Lễ phép kính trọng cha mẹ, thầy cô, mọi người; nhiều gia đình, bạn bè lấy làm gương để giáo dục con em của họ.
c. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em đối với tính nết tốt của bạn.
- Tính nết tốt của bạn đã có tác dụng như thế nào đối với em.
Bài 3: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em?
Gợi ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu được hình ảnh ông Tiên (ông Bụt) trong truyện nào?
- Ông Tiên xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
b. Thân bài:
- Tả được các đặc điểm của ông Tiên theo một trình tự hợp lý trên các phương diện:
+ Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình.
+ Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về trang phục.
+ Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về hành động, cử chỉ.
+ Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về lời nói.
c. Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm, ấn tượng của mình khi gặp ông Tiên.
Với nội dung bài Ôn tập văn miêu tả các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức dàn bài chung về văn tả cảnh, tả người....
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Ôn tập văn miêu tả cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.