Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các thành phần chính của câu

Lý thuyết Ngữ văn 6: Các thành phần chính của câu bao gồm hai phần lý thuyết và bài tập vận dụng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

A. Nội dung bài Các thành phần chính của câu

- Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.

- Một câu có hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ:

Chủ ngữ

- Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì?

- Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ

Vị ngữ

- Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì?

- Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

- Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ

B. Bài tập bài Các thành phần chính của câu

Bài 1: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu sau và cho biết cấu tạo của chúng?

“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy”.

(Nguyễn Tuân, Cô Tô)

Gợi ý:

Chủ ngữ

- Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô

(cụm danh từ)

- Bầu trời Cô Tô

(cụm danh từ)

Vị ngữ

là một ngày trong trẻo, sáng sủa

(là + cụm danh từ)

cũng trong sáng như vậy

(cụm tính từ)

Bài 2: Đặt ba câu theo các yêu cầu sau

a. Một câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi “Làm gì”? Để kể lại một câu chuyện vui đã xảy ra ở lớp em.

b. Một câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi “Như thế nào?” Để tả về ngày hội Nhà giáo Việt Nam ở trường em.

c. Một câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi “là gì”? Để giới thiệu về một người bạn thân của em.

Gợi ý:

Tham khảo các câu sau

a. Hôm nay, cô giáo dạy môn Văn đã tưởng nhầm bạn lớp trưởng lớp là con trai.

b. Ngày hội Nhà giáo Việt Nam ở trường em thật ấm áp, xúc động.

c. Tú là một người bạn thân thiết của em từ thuở còn thơ ấu.

Bài 3: Điền chủ ngữ cho những câu sau

a. Hôm nay, ....đi lao động.

b....là học sinh giỏi của lớp tôi.

c.... trong xanh, không một gợn mây.

d. Sáng sớm, ....hót líu lo trên cành cây.

e. ...rất đẹp.

Gợi ý:

a. tôi

b. Lan

c. Bầu trời

d. chim

e. Chiếc xe đạp

C. Trắc nghiệm bài Các thành phần chính của câu

Câu 1: Điền vào chỗ trống: "Câu có thể có......... chủ ngữ"

A. 1

B. 2

C. 2 hoặc nhiều hơn 2

D. một hoặc nhiều

Câu 2: Một câu có hai thành phần chính

A. chủ ngữ, trạng ngữ

B. chủ ngữ, vị ngữ

C. vị ngữ, trạng ngữ

D. Không đáp án nào đúng

Câu 3: Cho câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam” đâu là chủ ngữ?

A. Cây tre là

B. Cây tre

C. Cây tre là người bạn thân

D. Cây tre là người bạn

Câu 4: Câu nào trong các câu dưới đây có chủ ngữ là động từ?

A. Đi học là niềm vui của trẻ em.

B. Mặt trời ló rạng trên mặt biển vẫn còn hơi sương.

C. Nắng e ấp trên các cành cây còn ướt đẫm hơi sương.

D. Mùa xuân mong ước đã đến.

Câu 5: Xác định chủ ngữ trong câu: “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập”

A. Chợ Năm Căn

B. Nằm sát

C. Bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập

D. Chủ ngữ được lược bỏ

Câu 6: Câu “Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau” có vị ngữ là?

A. Tre, nứa, trúc, mai, vầu

B. Giúp người trăm công nghìn việc khác nhau

C. Trăm công nghìn việc khác nhau

D. Không xác định được

Câu 7: Chủ ngữ ở câu trên có cấu tạo như thế nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Cụm đại từ

D. Cụm danh từ

Câu 8: Thành phần chính của câu là gì?

A. Là thành phần không bắt buộc

B. Là thành phần bắt buộc

C. Là thành phần vô cùng ít trong câu

D. Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn

Câu 9: Câu trên chủ ngữ trả lời cho câu hỏi gì?

A. Ai

B. Là gì?

C. Con gì?

D. Cái gì?

Câu 10: Vị ngữ thường có cấu tạo?

A. Động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ

B. Phó từ chỉ quan hệ thời gian

C. Đại từ, chỉ từ, lượng từ

D. Tình thái từ

Đáp án

1 - D2 - B3 - B4 - A5 - A6 - B7 - D8 - D9 - D10 - A

--------------------------

Với nội dung bài Các thành phần chính của câu các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm về thành phần chính của câu, cấu trúc của một câu thường gặp, khái niệm về chủ ngữ và vị ngữ....

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Các thành phần chính của câu cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
47
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm