Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ gồm các phần lý thuyết và bài tập tự luyện được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Nội dung bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa

- Trong từ nhiều nghĩa có:

+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác

+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

- Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.

B. Bài tập bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Bài 1: Cho các câu sau:

1. Thu đã về trên những góc phố Hà Nội.

2. Biển giàu có với bao nhiêu là thu, nhụ, đé,...

3. Chúng em thu giấy loại làm kế hoạch nhỏ.

4. Hội nghị đã thu được những kết quả tốt đẹp.

5. Bằng sự nỗ lực của bản thân, Lan đã thu hẹp khoảng cách với bạn đứng đầu lớp.

6. Ông bà tôi thu hoạch được rất nhiều bưởi.

7. Hoa ngồi thu mình trong góc.

Hãy giải thích nghĩa của từ “thu” trong từng trường hợp?

Gợi ý

1. Thu – mùa thu (danh từ).

2. Thu – cá thu (danh từ).

3. Thu – hành động thu gom (động từ).

4. Thu – đạt được, có được kết quả nào đó sau một quá trình hoạt động (động từ).

5. Thu – thu hẹp khoảng cách (tính từ).

6. Thu – thu hoạch (động từ).

7. Thu - làm cho thân mình hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể gọn lại, choán ít chỗ hơn và thường khó nhận thấy hơn (động từ).

Bài 2: Cho các nghĩa sau của từ “hạt giống”

Nghĩa 1. Hạt dùng để gây giống.

Nghĩa 2. Những người còn trẻ đang có rất nhiều triển vọng hoặc đang được đào tạo, bồi dưỡng cho tương lai.

Hãy cho biết nghĩa nào của từ “hạt giống” được dùng trong các câu sau:

- Hạt giống em ươm trồng hôm nay đã bật nhú.

- Hết mùa cây ra quả, em xin ông một hạt giống về trồng trong vườn nhà.

- Cậu ấy được coi là hạt giống số 1 của mùa giải này đấy!

- Hạt giống này rất khỏe, nó đã nảy mầm mà không cần chăm bón.

- Họ đang chọn hạt giống cho đội tuyển quốc gia.

Gợi ý:

- Hạt giống em ươm trồng hôm nay đã bật nhú. (nghĩa 1)

- Hết mùa cây ra quả, em xin ông một hạt giống về trồng trong vườn nhà. (nghĩa 1)

- Cậu ấy được coi là hạt giống số 1 của mùa giải này đấy! (nghĩa 2)

- Hạt giống này rất khỏe, nó đã nảy mầm mà không cần chăm bón. (nghĩa 1)

- Họ đang chọn hạt giống cho đội tuyển quốc gia. (nghĩa 2)

C. Trắc nghiệm bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Câu 1: Nghĩa của từ "hiền lành" là gì?

A. Hiền hậu, dễ thương.

B. Dịu dàng, ít nói.

C. Sống hòa thuận với mọi người.

D. Sống lương thiện, không gây hại cho ai.

Câu 2: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt?

A. Mắt biếc

B. Mắt na

C. Mắt lưới

D. Mắt cây

Câu 3: Từ nào dưới đây không có nghĩa chuyển

A. Mũi

B. Mặt

C. Đồng hồ

D. Tai

Câu 4: Từ nhiều nghĩa là gì?

A. Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên

B. Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng

C. Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên

D. Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu

Câu 5: Số lượng nghĩa chuyển của một từ có thay đổi không?

A. Có thể tăng lên

B. Có thể giảm đi

C. Không bao giờ thay đổi

D. Vừa tăng vừa giảm

Câu 6: Từ "véo von" trong câu "Cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von." thuộc loại từ nào?

A. Từ láy.

B. Từ đơn.

C. Từ ghép chính phụ.

D. Từ ghép đẳng lập.

Câu 7: Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?

A. Com- pa

B. Quạt điện

C. Rèm

D. Lá

Câu 8: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc gọi là?

A. Nghĩa bóng

B. Nghĩa mới

C. Nghĩa chuyển

D. Nghĩa gốc mới

Câu 9: Nghĩa chuyển của từ “quả”?

A. Quả tim

B. Quả dừa

C. Hoa quả

D. Quả táo

Câu 10: Nghĩa gốc của từ "ngọt" là

A. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh (đàn ngọt).

B. Sự tác động êm nhẹ nhưng vào sâu, mức độ cao (lưỡi dao ngọt)

C. vị ngọt của thực phẩm(bánh ngọt)

D. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm xiêu lòng của lời nói (nói ngọt).

Câu 11: Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì?

A. Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ

B. Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ

C. Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng

D. Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng

Câu 12: Từ bụng trong câu “anh ấy rất tốt bụng” được sử dụng theo nghĩa?

A. nghĩa gốc

B. nghĩa chuyển

C. Nghĩa bóng

D. Không đáp án nào đúng

Đáp án

1 - D2 - A3 - C4 - C5 - A6 - A
7 - D8 - C9 - A10 - C11 - A12 - B

Với nội dung bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong văn bản...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Học tốt Ngữ Văn 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm