Cô Tô

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Cô Tô được VnDoc tổng hợp và giới thiệu nhằm giúp cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1) Tìm hiểu chung tác phẩm Cô Tô

a/ Tác giả

- Nguyễn Tuân (1910-1987)

- Quê quán: Từ Liêm - Hà Nội.

- Là nhà văn nổi tiếng, sở trường về thể tùy bút và kí.

- Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

- Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.

b/ Tác phẩm

- Xuất xứ:

+ Được nhà văn Nguyễn Tuân viết trong một chuyến ra thăm đảo.

+ Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô, in trong cuốn "Nguyễn Tuân toàn tập".

- Thể loại: Kí.

- Phương thức biểu đạt: Miêu tả + Biểu cảm + Tự sự.

Bố cục: Gồm 3 phần

- Phần 1: (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): quang cảnh Cô Tô sau cơn bão.

- Phần 2: (Tiếp theo đến "trong đất liền"): cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.

- Phần 3: (Còn lại): cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.

2) Đọc - hiểu văn bản Cô Tô

a/ Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão

- Bầu trời:

+ Trong trẻo

+ Sáng sủa

+ Trong sáng

- Cây cối: xanh mượt.

- Nước biển: lam biếc đậm đà

- Cát: vàng giòn.

- Nghệ thuật: hình ảnh miêu tả chọn lọc; tính từ chỉ màu sắc, ánh sáng → Làm nổi bật vẻ đẹp của vùng đảo Cô Tô.

⇒ Làm nổi bật vẻ đẹp của vùng đảo Cô Tô: vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi.

- Vị trí quan sát: trên nóc đồn. → giúp người đọc hình dung được khung cảnh bao la và vẻ đẹp trong sáng của vùng đảo Cô Tô.

- Tình cảm chân thành, "yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sống ở đây".

b/ Cảnh mặt trời mọc trên biển

- Thời gian: Ngày thứ 6. Trên đảo Thanh Luân.

- Trước khi mặt trời mọc: Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi.

→ Từ ngữ gợi hình, so sánh mới lạ, độc đáo.

⇒ Không gian rộng lớn, phẳng lặng và vô cùng trong trẻo.

- Khi mặt trời mọc trên biển:

+ Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết.

+ Tròn trĩnh phúc hậu…

+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm…

+ Như một mâm lễ phẩm…

→ Quan sát, liên tưởng thú vị, so sánh độc đáo, mới lạ cùng hệ thống các tính từ chỉ màu sắc.

⇒ Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, lộng lẫy, rực rỡ, kì vĩ, tráng lệ.

- Sau khi mặt trời mọc:

+ Vài chiếc nhạn chao đi chao lại…

+ Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh…

⇒ Bức tranh cuộc sống thanh bình.

c/ Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Thanh Luân

- Cảnh sinh hoạt nơi đây diễn ra tấp nập, đông vui, giản dị, thân tình.

- Một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc trong sự giản dị, thanh bình.

- Tác giả gửi vào đó sự chân thành và sự thân thiện với con người và cuộc sống nơi đây.

Tổng kết

Nghệ thuật:

- So sánh, ẩn dụ, nhân hóa táo bạo, bất ngờ, giàu trí tưởng tượng.

- Ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc.

Nội dung:

- Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp.

- Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

3) Bài tập minh họa bài Cô Tô

Đề bài: Phân tích bài văn Cô Tô của Nguyễn Tuân

1/ Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân (những nét chính về cuộc đời, phong cách sáng tác,…)

- Giới thiệu về bài văn “Cô Tô” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)

2/ Thân bài

a/ Cảnh Cô Tô sau cơn bão

- Vị trí quan sát: nóc đồn

- Cảnh vật sau cơn bão:

+ Một ngày trong trẻo, sáng sủa

+ Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt

+ Nước biển lam biếc đậm đà hơn

+ Cát lại vàng giòn hơn

+ Lưới nặng mẻ cá giã đôi

→ Các hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, đặc sắc, dùng hàng loạt tính từ để gợi tả

→ Cảnh vật Cô Tô hiện lên trong trẻo, tinh khiết, tràn đầy sức sống sau cơn bão

b/ Cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô

- Điểm nhìn: từ những hòn đá đầu sư, sát mép nước

- Cảnh mặt trời mọc được miêu tả:

+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi

+ Mặt trời nhú lên dần dần

+ Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

+ Quả trứng hồng hào... nước biển ửng hồng

+ Y như một mâm lễ phẩm

→ Nghệ thuật so sánh, sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế

→ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

c/ Cảnh sinh hoạt buổi sáng của con người trên đảo Cô Tô

- Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ

- Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp...

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.

→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.

- Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con... lũ con hiền lành.

→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.

3/ Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn:

+ Nội dung: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô

+ Nghệ thuật: từ ngữ điêu luyện, chính xác, giàu hình ảnh, so sánh,…

- Cảm nhận của bản thân về bài văn và về đảo Cô Tô

4) Trắc nghiệm bài Cô Tô

Câu 1: Văn bản "Cô Tô" được viết theo thể loại nào?

A. Kí

B. Tiểu thuyết

C. Truyện ngắn

D. Tản văn

Câu 2: Theo miêu tả của tác giả, cảnh mặt trời mọc được ví với?

A. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự vạn thọ

B. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn

C. Mặt trời tròn như cái đĩa bạc từ từ tiến ra

D. Mặt trời lên một vài con sào

Câu 3: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô qia ngòi bút của tác giả hiện ra như thế nào?

A. Hoang sơ và thanh vắng.

B. Trong sáng và tươi đẹp.

C. Nên thơ và gần gũi.

D. Trù phú và đông đúc.

Câu 4: Dưới ngòi bút miêu tả của tác giả, cảnh Cô Tô hiện ra như thế nào?

A. Trong trẻo, sáng sủa.

B. Cây thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đậm đà.

C. Cát vàng giòn hơn. Cá nặng lưới.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Văn bản "Cô Tô" viết về quần đảo thuộc tỉnh nào?

A. Nghệ An

B. Vũng Tàu

C. Quảng Ninh

D. Khánh Hòa

Câu 6: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về đặc điểm của thể kí?

A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

B. Là thể thơ tự do, nhịp nhanh, với những câu ngắn.

C. Là những ghi chép trung thực của nhà văn về những điều mắt thấy, tai nghe.

D. Là loại truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán thời kỳ trung đại

Câu 7: Trong văn bản "Cô Tô", tác giả miêu tả Cô Tô ở thời điểm nào?

A. Trước cơn bão.

B. Vào một ngày đẹp trời.

C. Sau cơn bão.

D. Vào một buổi sáng mùa hè.

Câu 8: Bức tranh Cô Tô qua ngòi bút của Nguyễn Tuân là bức tranh như thế nào?

A. Duyên dáng và mềm mại

B. Rực rỡ và tráng lệ

C. Dịu dàng và bình lặng

D. Hùng vĩ và lẫm liệt

Câu 9: Bài kí Cô Tô được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả được xem bộ phim giới thiệu về vùng đảo Cô Tô trên truyền hình.

B. Khi tác giả đi thực tế ra đảo Cô Tô, được tận mắt chứng kiến cảnh thiên nhiên và hoạt động lao động của con người ở đây.

C. Khi tác giả nghe một người bạn kể về đảo Cô Tô sau chuyến đi thực tế của người đó.

D. Khi tác giả có một thời gian sống và làm việc tại đảo Cô Tô.

Câu 10: Trong văn bản, tác giả miêu tả quang cảnh đảo Cô Tô sau cơn dông bão như thế nào?

A. Hoàn toàn yên lắng, những con thuyền đã tìm nơi trú ẩn an toàn.

B. Bầu trời trong sáng, cây cối thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà, cát vàng giòn hơn nữa.

C. Bầu trời vẫn xám xịt, từng đám mây đen lần lượt kéo đến.

D. Từng đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi, quang cảnh lại trở về như lúc chưa có dông bão.

Câu 11: Ngày thứ năm trên đảo của tác giả là một ngày như thế nào?

A. Một ngày mưa tầm tã.

B. Một ngày nắng ấm chan hòa.

C. Một ngày trong trẻo, sáng sủa.

D. Một ngày sôi động và thật nhiều ý nghĩa.

Câu 12: Đoạn văn từ “Mặt trời lại rọi lên ngày” đến “Hải âu bay ngang là là nhịp cánh” diễn tả điều gì?

A. Khung cảnh đảo Cô Tô sau cơn dông bão.

B. Cảnh mặt trời mọc trên biển.

C. Cảnh đàn hải âu bay lượn trên biển.

D. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

Câu 13: Dòng nào sau đây không miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển trong bài kí của Nguyễn Tuân?

A. mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

B. quả trứng hồng hào thăm thẳm.

C. mặt trời từ từ đi xuống và từng đợt sóng biển đang rì rầm tạm biệt.

D. một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.

Đáp án

1 - A2 - B3 - B4 - D5 - C6 - C7 - C
8 - B9 - B10 - B11 - C12 - B13 - C

-------------------------------------------

Với nội dung bài Cô Tô trên đây được VnDoc giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh ra đời, giá trị nghệ thuật và nhân đạo, cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở đảo Cô Tô được tác giả miêu tả qua bài Cô Tô..

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Cô Tô. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm để chuẩn bị tốt cho học kì mới sắp tới: Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Đánh giá bài viết
5 2.123
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm