Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Động từ và Cụm động từ

Lý thuyết Ngữ văn 6: Động từ và Cụm động từ gồm hai phần lý thuyết và bài tập vận dụng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

A. Nội dung bài Động từ và Cụm động từ

- Khái niệm: là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Động từ có khả năng kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, cứ, còn,... và thường làm vị ngữ trong câu.

- Phân loại động từ:

Động từ
Động từ tình tháiĐộng từ hành động, trạng thái
Động từ hành độngĐộng từ trạng thái

- Cũng giống như danh từ, khi sử dụng, động từ thường kết hợp với những từ khác tạo thành cụm động từ

- Cấu tạo chung của cụm động từ:

Phần trướcPhần trung tâmPhần sau

- vẫn, cứ, còn...

- cũng, đều...

- đã, đang, sẽ, từng, mới

- hãy, đừng, chớ...

- không, chưa, chẳng...

- thỉnh thoảng, khe khẽ..

Động từ

- xong, rồi,...

- được, phải,...

- với, cùng,...

- nhau,...

- lấy...

- tốt, giỏi,...

- bài, sách, nhà....

B. Bài tập bài Động từ và Cụm động từ

Bài 1: Hãy tìm động từ trong đoạn văn sau

“Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai con mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo”.

(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)

Gợi ý:

Các động từ trong đoạn văn là: vụt, rơi, nhìn, chơi đùa, nép, phe phẩy, giương, nhìn, mỉm cười, lại, vuốt ve.

Bài 2: Hãy tìm động từ và phân loại động từ trong đoạn trích sau

Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống. Thấy một con hổ cái đang lặn lội, cào đất, bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc nhích.

(Con hổ có nghĩa)

Gợi ý:

Các động từ trong đoạn trích: nghe, gõ, mở, nhìn, lao, cõng, sợ, chết khiếp, tỉnh, thấy, dùng, ôm, chạy, bay, gặp, rẽ, thả, lăn lộn, cào, cho, định, ăn, run sợ, dám, nhúc nhích.

- Các động từ chỉ tình thái: định, dám

- Các động từ chỉ trạng thái tâm lí: sợ, chết khiếp, tỉnh, run sợ.

- Các động từ còn lại là động từ chỉ hành động.

Bài 3: Tìm các cụm động từ trong đoạn văn sau

Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc.

Gợi ý:

Các cụm động từ:

- mừng rỡ đùa giỡn với con

- nằm phục xuống

- mệt mỏi lắm

- quỳ xuống bên một gốc cây

- lấy tay đào lên một cục bạc

Bài 4: Cho đoạn văn sau

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.”

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

a. Xác định cụm động từ trong đoạn văn trên?

b. Điền các cụm động từ đã tìm được vào mô hình cụm động từ?

Gợi ý:

a. Xác định cụm động từ trong đoạn văn: ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực, chóng lớn lắm, đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, cứ cứng dần và nhọn hoắt, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, vừa lia qua, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã,...

b. Sau khi tìm được các cụm động từ, điền chúng vào mô hình như sau:

Phần trướcPhần trung tâmPhần sau

Đã

Cứ

Vừa

Đã

ăn uống

trở thành

làm việc

chóng lớn

cứng dần và nhọn hoắt

đạp

lia

nghe

điều độ

một chàng dế thanh niên cường tráng

có chừng mực

lắm

phanh phách vào các ngọn cỏ

qua

tiếng phành phạch giòn giã

C. Trắc nghiệm bài Động từ và Cụm động từ

Câu 1: Dòng nào không nêu đúng các đặc điểm của động từ?

A. Động từ thường làm vị ngữ trong câu.

B. Có khả năng kết hợp với các từ như: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, chớ.

C. Thường làm thành phần phụ trong câu.

D. Thường dùng chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

Câu 2: Dòng nào sau đây nêu sai đặc điểm của động từ?

A. Thường làm vị ngữ trong câu

B. Có khả năng kết hợp với đã, sẽ đang, cũng, vẫn chớ

C. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ

D. Thường làm thành phần phụ trong câu

Câu 3: Thành phần trung tâm của cụm động từ “còn đang nô đùa trên bãi biển” là gì?

A. Còn đang

B. Nô đùa

C. Trên

D. Bãi biển

Câu 4: Nhận xét không đúng về “định”, “toan”, “đánh” là?

A. Trả lời câu hỏi: làm sao?

B. Trả lời câu hỏi: thế nào?

C. Đòi hỏi phải có động từ khác kèm phía sau

D. Không cần kèm phía sau

Câu 5: Đọc câu văn: "Lúc sau hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ." Trong các câu văn trên có mấy lần sử dụng động từ?

A. Năm.

B. Sáu.

C. Bẩy.

D. Tám

Câu 6: Nhóm động từ nào cần động từ khác đi kèm phía sau?

A. Định, toan, dám, đừng

B. Buồn, đau, ghét, nhớ

C. Chạy, đi, cười, đọc

D. Thêu, may, khâu, đan

Câu 7: Trong cụm động từ, các phụ ngữ ở phần phụ trước không có tác dụng bổ sung cho động từ các ý nghĩa nào?

A. Quan hệ thời gian

B. Sự tiếp diễn tương tự

C. Sự khẳng định hoặc phủ định hành động

D. Chỉ cách thức hành động

Câu 8: Động từ là những từ không trả lời cho câu hỏi nào sau đây?

A. Cái gì?

B. Làm gì?

C. Thế nào?

D. Làm sao?

Câu 9: Câu nào không chứa động từ?

A. Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.

B. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ có số bạc ấy mà bà mới sống qua được.

C. Đôi càng tôi mẫm bóng.

D. Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ "tươi" đi.

Câu 10: Nhận định không đúng về cụm động từ?

A. Hoạt động trong câu như một động từ

B. Hoạt động trong câu không như động từ

C. Do một động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

D. Có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu trúc phức tạp hơn động từ

Câu 11: Phần phụ sau cụm động từ bổ sung ý nghĩa nào cho động từ?

A. Chỉ nguyên nhân, mục đích

B. Chỉ không gian

C. Chỉ thời gian, địa điểm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Cụm động từ có cấu tạo gồm mấy phần?

A. Gồm 2 phần

B. Gồm 3 phần

C. Có thể gồm 2 phần hoặc 3 phần

D. Trên 4 phần

Câu 13: Nhóm động từ nào đòi hỏi phải có động từ khác đi kèm với nhau?

A. Thêu, may, đan, khâu.

B. Chạy, đi, cười,đọc.

C. Định, toan, dám, quyết.

D. Buồn, đau, ghét, nhớ.

Câu 14: Đọc câu văn: "Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều." Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng động từ?

A. Sáu.

B. Năm.

C. Tám.

D. Bẩy.

Đáp án

1 - C2 - D3 - B4 - C5 - C6 - A7 - D
8 - A9 - C10 - B11 - D12 - C13 - C14 - C

----------------------------------

Với nội dung bài Động từ và Cụm động từ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm về động từ, phân loại động từ trong văn bản...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Động từ và Cụm động từ cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm