Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đơn

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Viết đơn được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

A. Nội dung bài Viết đơn

1. Khi nào cần viết đơn?

Khi ta có một nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó.

2. Những trường hợp cần viết đơn:

a. Cần viết đơn trình báo cho công an.

b. Cần viết đơn nhập học gửi nhà trường và cô giáo dạy nhạc, họa.

c. Không phải viết đơn.

d. Đơn xin học gửi thầy, cô Hiệu trưởng.

3. Có mấy loại đơn?

Phân loại đơn: Đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu.

Giống: Quốc hiệu tiêu ngữ, địa điểm, thời gian làm đơn, tên đơn, người nhận, người gửi, mục đích làm đơn, lời cam đoan, chữ kí xác nhận.

Khác:

Đơn theo mẫu:

- Thường in sẵn

- Phần thông tin người viết khá đầy đủ và chi tiết

- Nội dung chính trình bày nguyện vọng ngắn gọn

Đơn không theo mẫu:Thường viết tay

- Phần thông tin người viết không nhất thiết quá chi tiết.

- Nội dung có cả phần lí do, giải thích.

4. Những nội dung không thể thiếu trong đơn:

- Quốc hiệu

- Tên của đơn

- Tên người viết đơn

- Tên người hoặc tên tổ chức cơ quan cần gửi đơn.

- Lí do viết đơn.

- Ngày, tháng, năm và nơi viết đơn.

- Chữ kí của người viết đơn.

B. Bài tập bài Viết đơn

Bài 1: Trong các tình huống sau, những tình huống nào cần phải viết đơn?

a. Em bị ốm và muốn cô giáo cho em nghỉ học.

b. Em muốn được tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hóa quận.

c. Em muốn kể cho mẹ nghe một câu chuyện thú vị ở lớp.

d. Em thay mặt nhóm báo cáo nội dung thảo luận nhóm với cô giáo.

e. Lớp em có một số bàn bị hỏng và em muốn Nhà trường sửa chữa cho lớp.

Gợi ý: Những tình huống cần phải viết đơn: a, b, e

Bài 2: Hãy kể thêm một số tình huống cần phải viết đơn?

Gợi ý:

Một số tình huống cần phải viết đơn:

- Đơn xin chuyển trường

- Đơn xin trợ cấp khó khăn

- Đơn xin tham gia lớp học ngoại khóa do Nhà trường tổ chức

- Đơn xin vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

- Đơn đề nghị Công an phường tìm lại cho gia đình chiếc xe đạp bị mất cắp

Bài 3: Trường em có tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh. Em hãy viết một lá đơn xin được tham gia câu lạc bộ?

Gợi ý:

Tham khảo đơn sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010

ĐƠN XIN GIA NHẬP CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH

Kính gửi: Ban chủ nhiệm câu lạc bộ Tiếng anh, trường THCS Phương Trung

Tên em là: Lê Ánh Nguyệt

Sinh ngày: 24/09/2005

Hiện là học sinh lớp 8A, trường THCS Phương Trung

Em được biết Nhà trường có tổ chức Câu lạc bộ Tiếng anh nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng tiếng anh cho học sinh. Vì vậy, em làm đơn này xin được gia nhập câu lạc bộ Tiếng anh.

Nếu được chấp thuận, em xin cam kết chấp hành nghiêm túc mọi nội quy, quy định của câu lạc bộ.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Người làm đơn

Lê Ánh Nguyệt

C. Trắc nghiệm bài Viết đơn

Câu 1: Khi em bị mất chiếc xe đạp, em cần viết mẫu đơn gì để báo lên công an

A. Đơn ra lệnh cho Công an phường tìm lại cho gia đình chiếc xe đạp bị mất cắp

B. Đơn khẩn cầu Công an phường tìm lại cho gia đình chiếc xe đạp bị mất cắp

C. Đơn đề nghị Công an phường tìm lại cho gia đình chiếc xe đạp bị mất cắp

D. Tất cả các đơn trên đều được

Câu 2: Các trường hợp nào dưới đây không cần tới viết đơn.

A. Khi em chuyển trường

B. Khi em muốn vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

C. Khi em bị ốm nằm viện, không thể tới trường

D. Em thay mặt nhóm báo cáo nội dung thảo luận nhóm với cô giáo.

Câu 3: Khi nào cần tới viết đơn?

A. Em mắc lỗi lớn với thầy giáo, muốn xin được thầy tha lỗi

B. Em nhặt được chiếc cặp của bạn bỏ rơi ở trường

C. Em bị ốm, không đến lớp được

D. Có vụ án đánh nhau, em là người được chứng kiến

Câu 4: Cho tình huống: Gia đình em chuyển chỗ, em muốn được học tiếp ở chỗ mới đến. Khi viết đơn, em sẽ gửi cho ai?

A. Thầy cô giáo chủ nhiệm

B. Ban giám hiệu nhà trường

C. Uỷ ban nhân dân phường, xã

D. Công an phường (xã)

Câu 5: Trường hợp nào dưới đây không cần viết đơn?

A. Xin phép nghỉ học

B. Xin học nghề

C. Xin miễn giảm học phí

D. Tổng kết thành tích thi đua trong tháng

Câu 6: Cần phải trình bày đơn như thế nào cho hợp lý?

A. Trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng sửa theo một số mục nhất định

B. Cần có những nội dung bắt buộc trong đơn: Đơn gửi ai, ai gửi, gửi với mục đích gì?

C. Không viết sơ sài, tối nghĩa, viết úp mở, dài dòng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Các mục vô cùng quan trọng không thể thiếu trong đơn là?

A. Quốc hiệu, tên người gửi, tên đơn

B. Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì

C. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng

D. Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi

Câu 8: Trong các tình huống sau, những tình huống nào không cần phải viết đơn?

A. Em bị ốm và muốn cô giáo cho em nghỉ học.

B. Em muốn được tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hóa quận.

C. Em muốn kể cho mẹ nghe một câu chuyện thú vị ở lớp.

D. Lớp em có một số bàn bị hỏng và em muốn Nhà trường sửa chữa cho lớp.

Đáp án

1 - C2 - D3 - C4 - B5 - D6 - D7 - B8 - C

-----------------------

Với nội dung bài Viết đơn các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm về viết đơn, những trường hợp cần viết đơn, các loại đơn viết....

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Viết đơn cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm