Kể chuyện tưởng tượng
VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Kể chuyện tưởng tượng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.
Bài: Kể chuyện tưởng tượng
A. Nội dung bài Kể chuyện tưởng tượng
- Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể sáng tạo ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng nó vẫn có một ý nghĩa nào đó.
- Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
B. Bài tập bài Kể chuyện tưởng tượng
Bài 1: Em hãy kể lại một chuyện tưởng tượng mà em đã đọc
Gợi ý
Tham khảo bài viết sau:
Nghiện làm quan
Tương truyền ở phủ Nam Dương thời nhà Minh có một viên Thái thú, chết ngay trên công đường, nhưng hồn phách không tan. Cứ mỗi sáng mai, khi trống canh điểm, lại thấy y đội mũ sa đen, khoác áo, đeo đai lên công đường, quay về hướng Nam mà ngồi, có cả nha dịch đứng hầu. Quan ma nghe trình việc xong, nhận lễ lạy. Mặt trời sáng rực rỡ, mới dần dần biến mất.
Đến đời Ưng Thính, Thái thú họ Kiều đến nhậm chức, nghe kể chuyện này rồi cười, nói:
- Lão già này mắc bệnh nghiện làm quan. Thân dẫu đã chết mà hồn ma vẫn không tự biết. Ta có cách làm cho lão sáng mắt ra.
Từ lúc trời chưa sáng, họ Kiều đã mặc triều phục, lên ngồi sẵn ở công đường. Đến lúc trống điểm canh, cái mũ sa thấp thoáng tiến vào, thấy trên án đã có người, bóng ma lưỡng lự, hú lên một tiếng thảm thiết rồi biến mất.
Từ đó quái tuyệt hẳn.
Bài 2: Kể chuyện 10 năm sau về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
Gợi ý
a. Mở bài: nêu vấn đề cần giới thiệu
Trong cuộc đời của mỗi con người có những kỷ niệm sẽ bị xóa nhòa theo năm tháng, có những kỷ niệm khắc ghi trong tim mà không thể nào quên được. Con người khi sinh ra ai ai cũng đều được sống, sống để mà theo đuổi những ước mơ, hoài bão của mình. Sinh ra, lớn lên và trưởng thành cùng năm tháng ấy là những khoảng thời gian tươi đẹp với tuổi học trò vô tư, hồn nhiên. Với tôi tuổi thơ gắn với những ký ức học trò dưới mái trường trung học phổ thông Nguyễn Du là một kỷ niệm đẹp đẽ và đáng quý nhất. Thấm thoắt đã mười năm trôi qua, mười năm với biết bao nhiêu biến cố, bao nhiêu thăng trầm trong cuộc đời. Mười năm rồi nhân ngày 20/11, tôi có dịp trở về ngôi trường THPT Nguyễn Du thăm lại mái trường xưa, thầy cô và bạn bè.
b. Thân bài
1. Hoàn cảnh về thăm trường
- Ngày 20/11, ngày 26/3: về thăm trường, về thăm lại ngôi trường kỉ niệm, để gặp bạn bè, thầy cô.
- Giới thiệu về ngôi trường: ngôi trường ở đâu, lịch sử hành thành trường từ khi nào?
- Về với ai? về với những người bạn thân lúc xưa hay đi một mình
- Con đường đến trường: con đường đến trường đổi khác
+ ngày xưa: đường đất, hai bên là cây cối um tum
+ bây giờ: đường nhựa, nhà cao tầng mọc như nấm
- Quang cảnh: bầu trời trong xanh, gió nhẹ,...
- Tâm trạng về trường: háo hức, vui mừng, hồi hộp, bâng khuâng,...
- Bước vào cổng trường: Bước vào cánh cổng trường giây phút ấy tôi còn nhớ rõ rệt. Trước sự bỡ ngỡ, ngạc nhiên tôi ngước nhìn ngôi trường mình, một màu vàng đặc trưng của kiến trúc giống như các ngôi trường khác, ngôi nhà hai tầng sừng sững cùng với dãy hành lang dài nối theo nhau tạo thành một chữ “U” to lớn.
- Sân trường: Những cây lim, cây xà cừ tôi không biết chúng lớn lên từ khi nào nhưng những tán lá của nó như một màng bảo vệ che chở cho ngôi trường tạo nên một khu rừng đầy màu sắc chan hòa ánh nắng và tiếng chim hót líu lo
- Lớp học: Nhớ lắm những khoảnh khắc cùng lớp 12A3 gắn bó,thân thiết với những buổi học đầy ắp tiếng cười niềm vui. Nhớ những lúc cô say sưa giảng bài đầu óc vu vơ ngắm nhìn ngoài cửa sổ. Vẫn những chiếc bàn ghế chằng chịt vết mực ấy, vẫn chiếc bảng xanh ấy,chỗ ngồi thân quen ấy.
- Những nơi gắn với thời cắp sách: ghế đá, con đường đi học, cổng trường, cây phượng vĩ, phòng thí nghiệm, phòng thư viện,...
- Gặp lại thầy cô và ôn lại kỷ niệm: miêu tả thầy cô, bạn bè gắn với những kỷ niệm...
- Cảm xúc khi về thăm lại trường: xao xuyến, lưu luyến, bâng khuâng,...
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về ngôi trường đổi thay theo thời gian
Với nội dung bài Kể chuyện tưởng tượng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Kể chuyện tưởng tượng cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.