Ngôi kể trong văn tự sự

Lý thuyết Ngữ văn 6: Ngôi kể trong văn tự sự được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Nội dung bài Ngôi kể trong văn tự sự

- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.

- Văn tự sự thường có ba cách sử dụng ngôi kể.

+ Sử dụng ngôi thứ ba.

+ Sử dụng ngôi thứ nhất.

+ Phối hợp ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất.

B. Bài tập bài Ngôi kể trong văn tự sự

Bài 1: Hãy cho biết đoạn văn sau được kể theo ngôi thứ mấy?

Con ngựa khôn ngoan

Một người Mường cứ mỗi tháng hai phiên đem các đồ vật ra chợ bán. Người ấy cưỡi ngựa, hai bên mình ngựa đeo hai cái giỏ đựng hàng đằng trước cổ đeo một cái bị, hễ bán được đồng tiền nào là bỏ ngay vào đấy.

Một hôm, người Mường đi qua nhà kia, bán được ít mộc nhĩ, rồi nhảy lên mình ngựa đi, nhưng thúc thế nào mà con ngựa cũng không chịu đi. Người ấy lại phải nhảy xuống, để xem con ngựa làm sao. Khi nhìn thấy cái bị thì sực nhớ ngay lại rằng bán mộc nhĩ quên chưa lấy tiền. Chắc con ngựa biết thế vì nó chưa nghe thấy tiếng tiền bạc bỏ vào bị.

Quả nhiên, lúc đòi tiền bỏ vào bị rồi, con ngựa lại rảo bước đi ngay. Thế nó có khôn ngoan không?

(Trích Quốc văn giáo khoa thư)

Gợi ý

b. Kể chuyện theo ngôi thứ nhất

Khi tự xưng là “tôi” kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói lên tâm tư, tình cảm của mình. “Tôi” trong tác phẩm có thể là chính tác giả, cũng có thể là một người nào đó.

Bài 2: Em hãy tưởng tượng và kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy theo ngôi thứ nhất?

Gợi ý:

Tham khảo bài viết sau:

Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là người thiệt thòi hơn cả.

Một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha đã già sức khỏe không còn được tốt nên muốn truyền ngôi nhưng cha ta có tận hai mươi người con trai nên không biết chọn ai cho xứng đáng. Nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng cha ta thì cha sẽ cho người ấy ngôi báu

Những hoàng tử anh em của ta ai ai cũng đua nhau làm cỗ thật hậu, sơn hào hải vị trên núi, dưới biển thật ngon đem về lễ Tiên Vương. Còn ta, nhìn quanh nhà cũng chỉ có mỗi khoai, lúa là nhiều. Nhưng ta thấy khoai lúa thì tầm thường quá, biết làm sao bây giờ? Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành...

Đến ngày lễ Tiên Vương có biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Cuối cùng vua cha của ta nói:Ta sẽ nối ngôi cha xin Tiên Vương chứng giám.

Đúng vậy, kể từ hôm lên ngôi ta đã truyền trong dân gian tục lệ ấy – tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy mỗi khi Tết đến.

C. Trắc nghiệm bài Ngôi kể trong văn tự sự

Câu 1: Truyện Bánh chưng, bánh giầy kể theo ngôi thứ mấy?

A. 1

B. 2.

C. 3

D. 4

Câu 2: Người kể ngôi thứ ba trong tác phẩm tự sự còn được gọi là?

A. Người kể giấu mình (người kể toàn tri)

B. Người kể ngôi thứ 3

C. Người kể chính

D. Người kể phụ

Câu 3: Có mấy loại ngôi kể

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: Trong truyện cổ tích người ta hay thuật truyện theo ngôi thứ ba mà không phải ngôi thứ nhất vì?

A. Truyện đề cập tới các nhân vật, khác nhau, mỗi nhân vật tham gia vào một sự kiện nên không thể lúc nào cũng hóa thân vào ngôi thứ nhất được

B. Vì không gian truyện có nhiều không gian khác nhau, nếu kể theo ngôi thứ nhất, sẽ không thể có mặt trong các không gian

C. Cả A và B đúng

D. Tại không ngôi kể số 1 không hấp dẫn

Câu 5: Người kể chuyện là “tôi” trong các câu chuyện là?

A. Tác giả

B. Nhân vật phụ

C. Không nhất thiết là tác giả

D. Cả A và B đúng

Câu 6: Thế nào là ngôi kể trong văn tự sự?

A. Chính là vị trí giao tiếp, vị trí trò chuyện mà người kể chuyện sử dụng để kể chuyện

B. Là lời kể chuyện của nhân vật phụ

C. Là lời đối thoại của nhân vật

D. Là lời của nhân vật chính

Câu 7: Ngôi kể thứ 3 có tác dụng gì trong văn tự sự?

A. Thuật sự việc khách quan hơn

B. Thuật sự việc chủ quan hơn

C. Thuật sự việc cụ thể, rõ ràng với từng nhân vật hơn

D. Thuật sự việc dễ dàng hơn

Câu 8: Tác giả để con vật, đồ vật xưng “tôi” khi kể chuyện, như vậy tác giả sử dụng biện pháp gì?

A. Nhân hóa

B. Phóng đại

C. Ẩn dụ

D. Tượng trưng

Câu 9: Truyện Thạch Sanh sử dụng ngôi kể thứ mấy

A. Ngôi kể thứ nhất

B. Ngôi kể thứ hai

C. Ngôi kể thứ ba

D. Ngôi kể chưa xác định được

Câu 10: Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào?

A. Ngôi kể thứ nhất

B. Ngôi kể thứ hai

C. Ngôi kể thứ ba

D. Ngôi kể chưa xác định được

Đáp án

1 - C2 - A3 - B4 - C5 - C6 - A7 - A8 - A9 - C10 - C

Với nội dung bài Ngôi kể trong văn tự sự các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm về ngôi kể trong văn tự sự, ý nghĩa và mục đích của ngôi kể trong văn bản tự sự...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Ngôi kể trong văn tự sự cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Học tốt Ngữ Văn 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
14 722
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm