Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bánh Chưng, bánh Giầy

Lý thuyết Ngữ văn 6: Bánh Chưng, bánh Giầy gồm lý thuyết và bài tập vận dụng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1. Tìm hiểu chung

a. Tóm tắt

- Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên Vương sẽ được truyền ngôi. Các Lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những Lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất và lễ Tiên Vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh Giầy, bánh hình vuông là bánh Chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, việc gói bánh Chưng và bánh Giầy cúng lễ Tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

Các bạn độc giả có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt Bánh Chưng, Bánh Giầy

b. Bố cục

- Chia làm 3 đoạn

+ Đoạn 1. Từ đầu..."chứng giám": Vua chọn người nối ngôi.

+ Đoạn 2. Tiếp theo..."nặn hình tròn": Cuộc đua tài.

+ Đoạn 3. Còn lại: Kết quả thi tài.

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Vua chọn người nối ngôi

- Hoàn cảnh:

+ Giặc ngoài đã yên, Vua có thể tập trung lo cho dân được no ấm.

+ Vua đã già, muốn truyền ngôi.

- Ý định: Người nối ngôi phải nối được ý Vua, không nhất thiết phải là con trưởng.

- Hình thức: Lễ vật

⇒ Vua Hùng Vương là người sáng suốt, có cách riêng trong việc nhìn nhận, lựa chọn người tài đức.

b. Cuộc đua tài

- Các Lang suy nghĩ theo kiểu thông thường, hạn hẹp cho rằng ai chẳng vui lòng với cỗ ngon, vật lạ không hiểu ý vua cha.

- Lang Liêu được Thần giúp đỡ.

- Thần giúp đỡ Lang Liêu vì:

+ Chàng là người thiệt thòi nhất

+ Chàng là Lang nhưng chăm lo việc đồng áng. Phận của chàng gần gũi trong dân thường tuy thân là con Vua.

+ Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần và thực hiện được ý Thần.

- Lang Liêu làm bánh

+ Lang Liêu là người thông minh, có suy nghĩ sâu sắc, rất khéo tay và có lòng hiếu thảo

+ Bánh Chưng, bánh Giầy được chọn làm lễ tế Tiên Vương

- Kết quả: Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì chàng đã làm vừa ý Vua và nối được chí Vua.

c. Ý nghĩa truyện

- Nhằm giải thích nguồn gốc của bánh Chưng, bánh Giầy.

- Phản ánh thành tựu văn minh Nông nghiệp thời kì dựng nước

- Đề cao lao động, đề cao nghề nông, đề cao lòng hiếu thảo.

- Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian.

d. Tổng kết

- Nội dung: Suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc dựng xây đất nước.

- Nghệ thuật

+ Sử dụng chi tiết tưởng tượng kì ảo

+ Lối kể chuyện dân gian: Theo trình tự thời gian

3. Trắc nghiệm Ngữ văn 6

Câu 1: Truyền thuyết “Bánh chưng, Bánh giầy” thuộc thể loại gì?

A. Nghị luận

B. Truyền thuyết

C. Tự sư

D. Miêu tả

Câu 2: Truyện “Bánh chưng, Bánh giầy” thuộc:

A. Những câu chuyện truyền thuyết đầu thời đại Hùng Vương.

B. Những câu chuyện truyền thuyết thời đại nhà Nguyễn

C. Những câu chuyện cổ đầu thời đại Lê Sơ.

D. Những câu chuyện cổ thời đại Lê Sơ.

Câu 3: Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, vua Hùng có nhắc đến quân giặc nhiều lần xâm lấn nước ta nhưng bị nhân dân ta đánh bại. Đó là giặc nào?

A. Giặc Ân phương Bắc.

B. Giặc Trần

C. Giặc Ngô.

D. Giặc Minh.

Câu 4: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Hùng Vương đã lớn tuổi, muốn truyền ngôi cho con trong hoàn cảnh đất nước yên bình.

B. Đất nước có chiến tranh, vua cha phải cầm quân ra trận nên cần người thay mặt mình quản lí đất nước.

C. Hùng Vương còn trẻ nhưng muốn chọn người nối ngôi để tránh gây ra tranh giành quyền lực giữa các con.

D. Đất nước đối mặt với nguy cơ bị giặc phương Bắc xâm chiếm, vua Hùng muốn tìm người tài giỏi làm vua để chống giặc.

Câu 5: Lang Liêu là người như thế nào?

A. Độc tài, vô dụng.

B. âm hưu, hiểm ác.

C. Cao quý, giàu sang.

D. Thông minh, tháo vát, biết lấy gạo làm bánh.

Câu 6: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là gì?

A. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên

B. thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công trời đất

C. nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

D. Tất cả đều đúng

Câu 7: Vua cha chọn cách nối ngôi như thế nào?

A. Chế tạo một đồ vật có ích cho nhân dân.

B. Làm một món ăn mà vua cha thấy vừa miệng nhất.

C. Bằng một câu đố để thử tài.

D. Làm một bài văn mà vua cha vừa chí nhất.

Câu 8: Qua cách thức nối ngôi của nhà vua, ta thấy ông là người như thế nào?

A. Tham lam nhưng sáng suốt.

B. Ngu xuẩn, tàn ác.

C. Nhu nhược, tham lam.

D. Anh minh, sáng suốt

Câu 9: Truyền thuyết “Bánh chưng, Bánh giầy” có nghệ thuật gì đặc sắc:

A. Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian; Sử dụng chi tiết tưởng tượng.

B. Sử dụng ngôn ngữ đối thoại tài tình.

C. Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh, sử dụng yếu tố tưởng tượng kì ảo.

D. Xây dựng hình tượng nhân vật oai hùng.

Câu 10: Ý nghĩa văn bản “Bánh chưng, Bánh giầy” :

A. Ca ngợi truyền thống yêu nước, yêu thương con người của dân tộc ta.

B. Là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc xây dựng đất nước.

C. Ca ngợi truyền thống đoàn kết, bền vững và thống nhất của dân tộc ta.

D. Truyện ca ngợi ý chí, sức mạnh phi thường của nhân dân ta thời đại Hùng Vương.

Câu 11: Truyền thuyết “Bánh chưng, Bánh giầy” nhân vật nào là nhân vật chính?

A. Vua Hùng

B. 20 người con và vua Hùng

C. Lang Liêu và vua Hùng

D. Lang Liêu

Đáp án

1 - C2 - A3 - A4 - A5 - D6 - D7 - C8 - D9 - A10 - B11 - D

-------------------------------------------

Với nội dung bài Bánh Chưng, bánh Giầy các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nội dung, giá trị nhân văn, nghệ thuật của truyện cổ tích Bánh Chưng, bánh Giầy được truyền tải đến chúng ta...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Bánh Chưng, bánh Giầy cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Tài liệu học tập lớp 6..

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm