Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ếch ngồi đáy giếng

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Ếch ngồi đáy giếng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo để học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1. Tìm hiểu chung bài Ếch ngồi đáy giếng

a. Thể loại:Truyện ngụ ngôn

- Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần.

- Truyện mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

b. Nội dung

- Truyện "Ếch ngồi đáy giếng": Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện "Ếch ngồi đáy giếng" ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.

- Thành ngữ: "Ếch ngồi đáy giếng".

c. Tóm tắt

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Các bạn có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng

d. Bố cục

Chia làm 2 phần

- Phần 1: từ đầu đến "như một vị chúa tể": Kể chuyện Ếch khi ở trong giếng.

- Phần 2: phần còn lại: Kể truyện Ếch khi ra khỏi giếng.

2. Đọc - hiểu văn bản Ếch ngồi đáy giếng

a. Ếch khi ở trong giếng

- Hoàn cảnh

+ Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ.

+ Hàng ngày, Ếch cất tiếng kêu "ồm ộp" khiến các con vật kia rất sợ.

→ Không gian chật hẹp. Cuộc sống đơn giản, trì trệ.

⇒ Ếch tự thấy mình oai như một vị chúa tể; bầu trời chỉ bằng cái vung. Ếch hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang, kiêu ngạo.

⇒ Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.

b. Ếch khi ra khỏi giếng

- Không gian mở rộng

+ Ếch có thể "đi lại khắp nơi".

+ Nhâng nháo nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý đến xung quanh.

→ Ếch bị một con trâu giẫm bẹp.

⇒ Không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại.

c. Bài học và ý nghĩa

- Bài học rút ra: Dù hoàn cảnh môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học tập để vươn lên.

- Ý nghĩa

+ Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang.

+ Khuyên nhủ con người phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo

d. Tổng kết

Nội dung: Phê phán cách nhìn thế giới hạn hẹp của Ếch vì huênh hoang, kiêu ngạo nên có kết cục bi thảm.

Nghệ thuật

- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.

- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, độc đáo, đặc sắc.

- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.

- Kể chuyện tưởng tượng.

- Sử dụng ẩn dụ, nhân hóa, so sánh.

- Lời kể ngắn gọn nhưng thâm thúy.

- Mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện loài người.

Ghi nhớ: SGK trang 101

3. Bài tập minh họa truyện Ếch ngồi đáy giếng

Đề bài: Hãy kể diễn cảm truyện "Ếch ngồi đáy giếng"

Gợi ý làm bài

a. Mở bài

- Giới thiệu chung: Dưới đáy giếng, có một con ếch tự coi mình là chúa tể.

b. Thân bài

Diễn biến của truyện

- Ở dưới giếng

+ Ếch sống đã lâu ngày dưới giếng.

+ Xung quanh nó là các con vật bé nhỏ như cua, ốc, nhái,...

+ Ếch tự cho mình là chúa tể vì những con vật kia đều sợ nó.

+ Từ đáy giếng nhìn lên, ếch thấy bầu trời chỉ bé bằng cái vung.

- Ở trên mặt đất

+ Trời mưa to, nước giếng đầy, đẩy ếch ra ngoài.

+ Ếch quen thói cũ, nghênh ngang đi lại, nhâng nháo nhìn ngó, chẳng thèm để ý đến xung quanh.

c. Kết bài: Nó bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Bài văn mẫu

Trong khu vườn nọ có một cái giếng. Dưới ấy, một con ếch sống đã lâu ngày. Vì xung quanh nó chỉ là những con vật nhỏ bé, yếu ớt như nhái bén, cua và ốc,... nên nó thấy mình oai phong lẫm liệt làm sao, xứng đáng là chúa tể một vùng.

Mỗi lúc ếch cất tiếng kêu Ồm ộp vang động cả giếng là các con vật kia lại vô cùng hoảng sợ. Ếch ta lại càng vênh váo ra oai. Từ đáy giếng nhìn lên, thấy bầu trời chỉ bé bằng cái vung, ếch cười khẩy tỏ vẻ coi thường.
Ngày tháng cứ thế trôi qua. Một năm nọ, trời mưa to suốt mấy ngày liền, nước giếng dềnh lên tràn bờ, đẩy ếch ra ngoài.
Quen thói cũ tự cho mình là chúa tể, ếch nhảy chồm chồm, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu Ồm ộp ra oai nhưng chẳng ai coi nó ra gì. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lồi nhìn lên bầu trời bao la trên đầu và ngạc nhiên thầm nghĩ: “Quái lạ! Mọi khi bầu trời bé tí như cái vung mà sao hôm nay to thế?!”.

Vì chẳng để ý đến xung quanh nên nó đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Thế là hết đời con ếch thiển cận mà kiêu căng, ngạo mạn!

Đề 2: Mượn lời nhân vật kể lại truyện "Ếch ngồi đáy giếng"

a. Mở bài

- Nhân vật kể tự giới thiệu: Cua từng sống chung với ếch (dùng ngôi kể thứ 1).

- Hoàn cảnh kể chuyện: Nghe tiếng cóc nhái kêu nên nhớ lại chuyện.

- Cảm xúc chung: Thương hại cho sự kém hiểu biết của ếch

b. Thân bài: Nhân vật kể lại câu chuyện (Lồng tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật )

Sự việc bắt đầu: Cua sống lâu năm ở giếng cùng với chú ếch

Sự việc phát triển

- Nhận thức về thế giới chung quanh và thái độ sống của ếch

+ Xem trời bằng vung, tự cho mình là chúa tể, xem thường và bắt nạt những con vật chung quanh.

+ Trời mưa to, nước tràn xuống giếng đưa ếch lên bờ

+ Ếch ngạc nhiên vì cảnh vật rộng lớn nhưng vẫn quen thói kiêu ngạo, nghênh ngang

Sự việc kết thúc: Ếch bị trâu giẫm bẹp

c. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ: Cảm nghĩ của nhân vật

- Thương hại ếch hiểu biết hạn hẹp lại kiêu ngạo huênh hoang: Lấy câu chuyện của ếch làm bài học để khuyên nhủ mọi người biết sống khiêm nhường, lắng nghe và học hỏi.

4. Trắc nghiệm bài Ếch ngồi đáy giếng

Câu 1: Truyện ngụ ngôn là

A. truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.

B. truyện chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, li kì, giống như truyện cổ tích.

C. truyện thông qua việc mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người.

D. truyện có ý nghĩa răn dạy con người những đạo lí của cuộc sống.

Câu 2: Lí do nào mà Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung?

A. Nó sống lâu ngày trong giếng, nhìn lên chỉ thấy một không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.

B. Xung quanh nó chi có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ.

C. Ếch kêu ồm ộp làm cho những con cua, con ốc hoảng sợ.

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Truyện Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện dân gian nào?

A. Truyền thuyết.

B. Thần thoại.

C. Truyện cổ tích.

D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 4: Truyện nào dưới đây không phải là truyện ngụ ngôn?

A. Thầy bói xem voi.

B. Tấm Cám.

C. Đeo nhạc cho mèo.

D. Ếch ngồi đáy giếng,

Câu 5: Bài học nào không chính xác từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng gợi ra?

A. Thế giới là vô cùng rộng lớn, phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình.

B. Không nên chủ quan, kiêu ngạo, nếu không phải trả một giá rất đắt.

C. Không nên tham lam những thứ không phải của mình

D. Chú ý học hỏi, có tinh thần cầu thị, tìm hiểu để thích nghi

Câu 6: Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, con ếch sống trong một cái giếng nhỏ, chung quanh nó toàn là những con vật yếu đuối, điều này làm ếch có suy nghĩ thế nào?

A. Ếch tưởng trong thế giới này chỉ có những con vật nhỏ hơn nó.

B. Ếch cho rằng cái giếng là nơi sâu nhất.

C. Ếch tưởng bầu trời nhỏ bé bằng cái vung và nó là một vị chúa tể.

D. Ếch nghĩ nó không có bà con, họ hàng.

Câu 7: Khi nước tràn vào giếng và đưa ếch ra ngoài, thái độ của ếch như thế nào khi nhìn thấy cảnh vật chung quanh?

A. Rất lo lắng và sợ sệt vì mọi thứ quá xa lạ.

B. Đắc ý vì cảnh vật mới không bằng nơi nó sinh sống bấy lâu.

C. Nghênh ngang đi lại khắp nơi, dương dương tự đắc vì nghĩ mình là chúa tể của muôn loài.

D. Cười nhạo báng tất cả mọi thứ ếch gặp trên đường.

Câu 8: Trong truyện, thực chất ếch là con vật như thế nào?

A. Có tầm hiểu biết sâu rộng và có vốn sống dồi dào.

B. Có vốn sống bình thường nhưng luôn biết học hỏi.

C. Có tầm hiểu biết sâu rộng nhưng không chịu học hỏi những con vật khác ở chung quanh.

D. Có hiểu biết nông cạn, hời hợt nhưng lại thích huênh hoang.

Câu 9: Hậu quả của thái độ tự cao, tự đại của ếch là gì?

A. Ếch bị các con vật trên bờ cách li và phải trở về giếng cũ.

B. Ếch bị một con voi giẫm chết,

C. Ếch bị con người bắt và ăn thịt.

D. Ếch bị một con trâu đi qua giẫm cho bẹp dí.

Câu 10: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?

A. Kể chuyện

B. Thể hiện cảm xúc

C. Gửi gắm ý tưởng, bài học

D. Truyền đạt kinh nghiệm

Đáp án

1 - C2 - D3 - D4 - B5 - C6 - C7 - C8 - D9 - D10 - C

-------------------------------------------

Với nội dung bài Ếch ngồi đáy giếng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nội dung, bài học được rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng được đúc kết từ kho tàng truyện dân gian của ông cha ta truyền lại...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Ếch ngồi đáy giếng. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm: Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm