Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chỉ từ

Lý thuyết Ngữ văn 6: Chỉ từ gồm hai phần lý thuyết và bài tập vận dụng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

A. Nội dung bài Chỉ từ

- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. VD: này, nọ, kia, ấy,...

- Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

B. Bài tập bài Chỉ từ

Bài 1: Tìm các chỉ từ trong những câu sau và cho biết ý nghĩa của chúng

a.Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.

(Ếch ngồi đáy giếng)

b. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công

(Em bé thông minh)

c. Bà mẹ về nói với Sọ Dừa, nghĩ là con thôi hẳn việc lấy vợ. Không ngờ Sọ Dừa bảo với mẹ rằng sẽ có đủ những thứ ấy.

(Sọ Dừa)

Gợi ý

Các chỉ từ tìm được như sau:

a. nọ (một giếng nọ): xác định vị trí không gian của vật.

Kia (các con vật kia): chỉ các con nhái, cua, ốc bé nhỏ sống trong giếng

b. đây (ở đây): xác định vị trí không gian, nơi quan đang đứng.

c. ấy (những thứ ấy): chỉ các đồ sính lễ (chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm).

Bài 2: Xác định chỉ từ trong những câu sau và cho biết ý nghĩa của chúng

a.Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.

(Bánh chưng, bánh giày)

b. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

(Thánh Gióng)

c. Thầy Mạnh Tử ở gần Trường học , thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở. Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng, nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”.

(Mẹ hiền dạy con)

Gợi ý:

a. đấy (từ đấy): xác định ý nghĩa thời gian

b. đó (làng đó): xác định ý nghĩa không gian

c. bấy (bấy giờ): xác định ý nghĩa thời gian

này (chỗ này): xác định ý nghĩa không gian cụ thể

Bài 3: Đặt câu có chỉ từ giữ các chức vụ ngữ pháp dưới đây

a. Làm trạng ngữ

b. Làm chủ ngữ

c. Làm phụ ngữ cho cụm danh từ

Gợi ý:

a. Nay, tôi đang theo học một khóa về nữ công gia chánh

b. Đây là ngôi nhà tôi ao ước

c. Chiếc xe đạp này mẹ tặng cho tôi khi tôi đỗ đại học

C. Trắc nghiệm bài Chỉ từ

Câu 1: Vị trí của chỉ từ trong cụm danh từ là ở

A. phần trung tâm cụm danh từ.

B. phần trước của danh từ.

C. phần sau cụm danh từ.

D. phần sau liền kề với danh từ.

Câu 2: Đọc câu ca dao: "Tình thâm mong trả nghĩa dày - Cành [...] có chắc cội [...] cho chăng?". Điền những chỉ từ thích hợp vào dấu [...] để hoàn thành câu ca dao trên?

A. Đấy - đây.

B. Kia - này.

C. Đây - kia.

D. Này - kia.

Câu 3: Chỉ từ là gì?

A. “chỉ định”, “chỉ vào”, “trỏ vào” sự vật, sự định vị

B. Những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong thời gian và không gian

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A và B đều đúng

Câu 4: Đọc đoạn đối thoại sau: "- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!". Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng chỉ từ?

A. Ba lần.

B. Sáu lần.

C. Bốn lần.

D. Năm lần.

Câu 5: Đọc đoạn thơ sau: "Cô kia đi đằng ấy với ai - Trồng dưa dưa héo, trồng khoai khoai hà - Cô kia đi đằng này với ta - Trồng khoai khoai tốt, trồng cà cà sai". Trong đoạn thơ trên có mấy lần sử dụng chỉ từ?

A. Bốn lần.

B. Ba lần.

C. Hai lần.

D. Năm lần

Câu 6: Chỉ từ “này, kia, ấy, nọ” dùng để chỉ?

A. Định vị về không gian

B. Định vị về thời gian

C. Định vị khoảng cách

D. Cả A và C

Câu 7: Câu nào nói về chỉ từ đúng nhất?

A. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong không gian và thời gian, thường lấy vị trí người phát ngôn và thời điểm phát ngôn làm gốc.

B. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong một khoảng cách gần với người phát ngôn.

C. Chỉ từ là các từ định vị sự vật ở thời điểm phát ngôn.

D. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong thời gian và không gian.

Câu 8: Đọc câu ca dao: "Cô kia cắt cỏ bên sông - Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây.". Câu ca dao trên có những chỉ từ nào?

A. Có, thì.

B. Bên, sang.

C. Kia, đây.

D. Kia, bên, có, thì, đây.

Câu 9: Chức vụ ngữ pháp của từ đây, đấy là gì?

A. Chức năng làm chủ ngữ

B. Chức năng làm vị ngữ

C. Chức năng làm trạng ngữ

D. Chức năng làm bổ ngữ

Câu 10: Trong câu “Làng ấy về sau được gọi là làng Cháy”, đâu là chỉ từ?

A. Làng

B. Được

C. Làng Cháy

D. Ấy

Đáp án

1 - C2 - B3 - C4 - C5 - A6 - D7 - A8 - C9 - A10 - D

-------------------------------------------

Với nội dung bài Chỉ từ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm về chỉ từ, mục đích và ý nghĩa của chỉ từ trong câu...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Chỉ từ cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm