Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Treo biển

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Treo biển được VnDoc tổng hợp và giới thiệu nhằm giúp cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1) Tìm hiểu chung bài Treo biển

Khái niệm truyện cười

- Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

- Tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

2) Đọc - hiểu văn bản Treo biển

a/ Treo biển quảng cáo

- “Ở đây có bán cá tươi”

- Biển có bốn yếu tố, thông báo bốn nội dung

- "Ở đây": Thông báo địa điểm của cửa hàng.

- "Có bán": Thông báo hoạt động.

- "Cá": Thông báo mặt hàng bán.

- "Tươi": Thông báo chất lượng hàng.

→ Biển ghi hợp lí, các thông tin đầy đủ, chính xác, không cần thêm bớt chữ nào.

b/ Những góp ý về cái biển

- Có bốn người góp ý về cái biển.

- Người thứ nhất: Góp ý nên bỏ bớt chữ "tươi".

- Người thứ hai: Góp ý nên bỏ bớt chữ "ở đây"

- Người thứ ba: Góp ý nên bỏ bớt chữ "có bán"

- Người thứ tư: Góp ý nên bỏ bớt chữ "cá"

c/ Sự tiếp thu của nhà hàng

- Mỗi lần nghe góp ý nhà hàng làm theo ngay không cần suy nghĩ.

→ Cái biển được cất đi

⇒ Kết thúc bất ngờ

⇒ Cái ngược đời phi lí, trái tự nhiên làm tiếng cười bật ra.

d/ Yếu tố gây cười

- Tiếng cười bật ra ở chỗ

- Nhà hàng treo biển mà không hiểu được nội dung, ý nghĩa của tấm biển

- Nhà hàng chỉ nghe theo người khác nói, không suy xét kĩ lưỡng.

e/ Tổng hợp

Ý nghĩa

- Truyện hài hước, tạo nên tiếng cười vui vẻ

- Có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến, không suy xét kĩ khi làm việc.

⇒ Khi làm việc gì không nên vội vàng mà phải có ý thức, có chủ kiến, biết tiếp thu có chọn lọc.

Nghệ thuật

- Tạo tình huống gây cười.

- Kết thúc bất ngờ.

3) Bài tập minh họa truyện Treo biển

Đề bài: Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về truyện cười "Treo biển"

1/ Mở bài

Người Việt ta rất thích cười. Tiếng cười dân gian đa dạng, phong phú, xoay quanh nhiều vấn đề xã hội và có nhiều mục đích khác nhau: trào lộng, châm biếm, phê phán và đả kích…

Truyện "Treo biển" là một ngụ ngôn chứa đựng ý nghĩa giáo dục dưới hình thức cười cợt nhẹ nhàng, phê phán thái độ dao động, phụ thuộc vào người khác, làm mất đi chủ kiến của mình.

2/ Thân bài

a/ Diễn biến hành động của ông chủ cửa hàng cá

Treo biển: "Ở đây có bán cá tươi".

Người thứ nhất góp ý, ông ta nghe theo, bỏ chữ tươi.

Người thứ hai góp ý, ông ta bỏ chữ Ở đây.

Người thứ ba góp ý, ông ta bỏ chữ có bán.

Người thứ tư góp ý, ông ta bỏ nốt chữ cá.

→ Cuối cùng, ông ta cất luôn cái biển.

b/ Các chi tiết gây cười

Cứ mỗi lần có người góp ý là ông chủ hàng cá vội vã làm theo ngay mà không suy nghĩ kĩ. Đó là thái độ tiếp thu tiêu cực, thụ động.

Ông ta không hiểu mục đích treo biển để làm gì và những điều viết trên biển có ý nghĩa gì nên nghe người khác góp ý theo kiểu “đẽo cày giữa đường”.

Những người góp ý cũng góp ý một cách tùy tiện, nghĩ sao nói vậy.

3/ Kết bài

Bài học đặt ra trong truyện: Trước khi làm bất cứ việc gì, ta phải cân nhắc kĩ. Nếu thấy đúng thì phải giữ vững chủ kiến. Không nên phụ thuộc vào người khác một cách thụ động mà hỏng việc.

Bài văn mẫu

Trong kho tàng văn học dân gian việt nam có rất nhiều những tác phẩm hay tạo ra những tiếng cười giải trí cho con người, từ những tiếng cười có ý nghĩa thâm thúy sâu cay, nhẹ nhàng đến hóm hỉnh và cả những bài có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Nổi bật lên những bài gây ra cho người đọc tiếng cười đó là Truyện Treo Biển.

Treo Biển tạo cho người đọc tiếng cười nhẹ nhàng bởi truyện có tính chất ngụ ngôn. Truyện treo Biển kể về việc 1 ông chủ treo chiếc Biển chỉ báo rằng ở đây có bán cá tươi, nội dung những từ trong biển được những người dân đi qua nhận xét ông chủ cửa hàng cứ bỏ dần bỏ và cuối cùng đã cất cái biển đó đi. Tình huống đặc sắc ở chỗ ông chủ không cần xem xét xem những lời góp ý đó đúng hay sai mà đã thực hiện y như họ, thể hiện ông là 1 người nhẹ dạ và dễ tin vào những lời đàm tiếu nhận xét của người khác khi chưa biết được nội dung của người ta muốn nói tới đó là cái gì, ngụ ý đã phê phán ông chủ này không có lòng kiên định, không giữ lấy ý kiến chủ quan của mình mà chỉ dựa trên những yếu tố khách quan tác động từ bên ngoài để làm thay đổi nội dung của những dòng chữ viết trên tấm biển đó. Ban đầu nội dung của tấm biển đó rất rõ ràng không có sai lệch về mục đích buôn bán “ ở đây có bán cá tươi “ một tấm biển treo có đầy đủ nội dung chi tiết những thứ đang bán trong cửa hàng nhưng chỉ vài lời nhận xét khách quan của người khác mà ông chủ đã bỏ dần những từ viết trên nội dung của tấm biển.

Người đầu tiên đã nhận xét nhà này quen bán cá ươn hay sao mà nay đề ra biển bán cá tươi chỉ với một câu nhận xét đó ông chủ không cần xem xét đến nội dung đó là gì, sự đối lập giữa tươi và ươn đã làm cho ông thay đổi nội dung trong tấm biển, ông đã xóa từ tươi đi, bây giờ trên tấm biển chỉ còn đề 3 chữ ở đây có bán cá. Người thứ 2 lại đưa ra lý do là người ta lại ra hang hoa mua cá hay sao mà lại phải đề ra chữ ở đây, ông chủ vội vàng xóa bỏ chữ ở đây, và trên tấm biển chỉ còn chữ có bán cá. Khi người khách thứ 3 đến mua cá thấy hàng cá được bày ra bán, họ lại nhận xét cá được bày ra như thế này không phải để bán thì để làm gì mà phải đề ra chữ có bán, ông chủ bán cá liền xóa chữ có bán và trên tấm biển lúc này chỉ còn chữ Cá. Đến người thứ 4 khi đi qua đây cũng nhận xét chưa đi tới gần đã ngửi thấy mùi cá có cần thiết gì mà phải đề biển cá ở đây làm gì, do vậy ông chủ đã cất tấm biển đi và không cần sử dụng đến tấm biển đó nữa.

Qua 4 lời nhận xét khách quan của những người khách mua cá ta thấy ai cũng đều có những nhận xét về tấm biển được ông chủ treo để mang mục đích bán cá nhưng họ chưa thực sự được nội dung và mục đích của tấm biển đó là gù, từng lời nhận xét 1 ông chủ chưa cần xem xét đó là đúng hay là sai đã theo luôn những lời nhận xét đó, ban đầu tưởng chừng như những lời nhận xét đó là đúng nhưng sau ta mới nhận ra những lời nhận xét đó thật là phi lí, người đọc phải bật cười về hành động của ông chủ cửa hàng khi ông ta tiếp thu những ý kiến khách quan từ bên ngoài vào mà không có sự chọn lọc kĩ lưỡng, ông ta đã tiếp thu tất cả mà không chịu suy nghĩ về những lời nhận xét đó. Qua câu chuyện ta cần phê phán lối sống và hành động của ông chủ cửa hàng ông là 1 người thiếu kiên định, không có những suy nghĩ chín chắn về hành động của mình.

Truyện "Treo Biển" đã tạo ra cho con người tiếng cười sảng khoái và qua đây cũng để lại cho ta những bài học bổ ích cho cuộc sống ta cần tiếp thu những yếu tố từ bên ngoài nhưng tiếp thu với thái độ có sự chọn lọc kĩ lưỡng chứ không nên tiếp thu 1 cách đồng loạt các ý kiến khách quan từ bên ngoài vào.

4) Trắc nghiệm bài Treo biển

Câu 1: Truyện cười là thể loại truyện .......

A. kể về thói hư, tật xấu của con người nhằm mua vui.

B. kể về thói hư, tật xấu của con người nhằm phê phán.

C. kể về những hiện tượng đáng cười nhằm mua vui hoặc phê phán.

D. kể về những hiện tượng đáng cười nhằm mua vui.

Câu 2: Có mấy người đã góp ý kiến cho ông chủ cửa hàng bán cá?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 3: Kết quả cuối cùng của việc ông chủ luôn lắng nghe khách hàng là gì?

A. Tấm biển quảng cáo chỉ còn lại hai chữ bán cá.

B. Tấm biển quảng cáo chỉ còn lại hai chữ cá tươi.

C. Ông chủ cửa hàng cá tháo tấm biển cất đi.

D. Tấm biển quảng cáo không còn lại chữ nào.

Câu 4: Bài học rút ra từ truyện cười Treo biển là gì?

A. Không cần treo biển khi bán hàng.

B. Cần nghĩ tới hậu quả khi làm một việc gì đó.

C. Cần có suy nghĩ và tự chủ trong cuộc sống.

D. Cần nghe theo lời khuyên của tất cả mọi người

Câu 5: Truyện cười Treo biển đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Sử dụng yếu tố tưởng tượng kỳ ảo

B. Xây dựng tình huống gây cười, kết thúc bất ngờ.

C. Sử dụng nghệ thuật phóng đại.

Câu 6: Nghệ thuật của thể loại truyện cười dân gian là

A. Kết cấu ngắn gọn, tình tiết đơn giản.

B. Tình huống gây cười đặc sắc; kết thúc đột ngột, bất ngờ.

C. Khai thác các biểu hiện trái tự nhiên độc đáo gây nên tiếng cười.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 7: Ông chủ cửa hàng trong truyện là người như thế nào?

A. Thiếu tính quyết đoán, làm việc mà không có lập trường.

B. Có tính quyết đoán và rất kiên định.

C. Biết lắng nghe ý kiến của người khác, chấp nhận sửa chữa bản thân.

D. Biết tiếp thu những cái hay, cái đẹp và cái đúng.

Câu 8: Truyện Treo biển muốn phê phán điều gì?

A. Phê phán những người thích xen vào chuyện của người khác.

B. Phê phán những người chủ quan, bảo thủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác.

C. Phê phán những người làm việc không có kế hoạch cụ thể.

D. Phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không chịu suy xét kĩ khi lắng nghe ý kiến của người khác.

Câu 9: Đọc truyện Treo biển chúng ta cười vì điều gì?

A. Cười vì nhà hàng nghe góp ý thế nào thì làm theo thế ấy, không suy xét, ngẫm nghĩ.

B. . Cười vì ý kiến góp ý của những ông khách và người láng giềng.

C. Cười vì nhà hàng treo biển nhưng rốt cục lại không có biển.

D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Theo em, từ ngữ nào có ý nghĩa tác động mạnh vào tâm lí người mua nhất?

A. Ở đây

B. Có

C. Bán

D. Cá tươi

Câu 11: Truyện Treo biển có nội dung và ý nghĩa giống truyện nào dưới đây?

A. Ếch ngồi đáy giếng.

C. Đẽo cày giữa đường.

B. Đeo nhạc cho mèo.

D. Thầy bói xem voi.

Câu 12: Khi nghe lời góp ý, thái độ của chủ cửa hàng là :

A. Vẫn để nguyên tấm biển

B. Phân vân, không biết làm gì

C. Nghe theo và bỏ vài chữ

D. Mỗi lần nghe một ý kiến lại bỏ đi một thông tin cần thiết trên biển

Đáp án

1 - C2 - B3 - C4 - C5 - B6 - D
7 - A8 - D9 - D10 - D11 - C12 - D

-------------------------------------------

Với nội dung bài Treo biển các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nội dung của câu truyện, giá trị nhân đạo và bài học được rút ra từ câu chuyện ngụ ngôn Treo biển trong kho tàng truyện dân gian của nước ta..

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Treo biển. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm: Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Học tốt Ngữ Văn 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm