Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập Số học chương 2 Toán lớp 6 - Số nguyên

Đề cương ôn tập Số học chương 2 Toán lớp 6 bao gồm phạm vi lý thuyết và các dạng bài tập chi tiết kèm đáp án cho các em học sinh tham khảo, luyện tập củng cố kỹ năng giải Toán lớp 6, chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 1 và học kì 1 lớp 6. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Đề cương ôn tập Số học chương 2 Toán 6 bao gồm nội dung ôn tập phần Lý thuyết và các dạng bài tập nhân, chia, cộng trừ số nguyên cho em học sinh tham khảo nắm chắc dạng Toán này, luyện tập các dạng bài tập số nguyên, chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa học kì 2 và học kì 2 lớp 6.

>> Tham khảo một số đề thi học kì 1 Toán 6 đủ bộ sách tại:

Lý thuyết ôn tập Số học chương 2 Toán lớp 6

1. Số nguyên

- Các số tự nhiên khác 0 còn được gọi là các số nguyên dương.

- Các số -1 , -2, -3, … là các số nguyên âm.

- Kí hiệu: Z = {...-3, -2, -1, 0, 1, 2, 3...}

2. Số đối: Số nguyên a có số đối là (–a )

VD: Số 3 có số đối là số -3. Số -5 có số đối là số 5.

3. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên

Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a, kí hiệu ΙaΙ

a) Nếu a = 0 thì ΙaΙ = 0. b) Nếu a > 0 thì ΙaΙ = a. c) Nếu a < 0 thì ΙaΙ = -a.

* Nhận xét: a) ΙaΙ là một số tự nhiên. b) = ΙaΙ = Ι-aΙ

4. Cộng hai số nguyên

a) Cộng hai số nguyên cùng dấu: Ta cộng hai giá trị tuyệt đối rồi đặt trước kết quả dấu chung.

b) Cộng hai số nguyên khác dấu:

- Cộng hai số nguyên đối nhau: Tổng bằng 0.

- Cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau: Ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối ( số lớn trừ số bé) và đặt trước kết quả dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

5. Trừ hai số nguyên

Hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của a với số đối của b, tức là a – b = a + (-b )

(Xem thêm tài liệu về Chuyên đề cộng, trừ số nguyên tại đây)

6. Quy tắc “ Chuyển vế” 

Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu “+” đổi thành dấu “-“ và dấu “-” đổi thành dấu “+“ .

7. Quy tắc “ Dấu ngoặc” 

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-“ đằng trước ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” đổi thành dấu “-“ và dấu “-” đổi thành dấu “+“ . Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+“ đằng trước thì các số hạng trong dấu ngoặc vẫn giữ nguyên dấu.

Bài tập về số nguyên chương 2 Toán 6

Câu 1. Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: -7; 0; -4; 12; 5Ι và Ι-5Ι

Câu 2. Tính:

a) 8274 + 226 ;

b) (- 5 ) + ( -11) ;

c) (- 43) + (-9)

Câu 3. Tính:

a) 17 + ( - 7) ;

b) (-96) + 64 ;

c) 75 + ( -325)

Câu 4. Tính:

a) 10- (-3) ;

b) (-21) – (-19);

c) 13 – 30 ; d) 9 – (- 9)

Câu 5. Tính tổng:

a) (-30) + 15 + 10 + ( -15) ;

b) 17 + ( -12) + 25 – 17 ;

c) ( -14 ) + 250 + ( - 16) + (- 250) ;

d) ( -3) + ( - 14) + 27 + ( -10)

Câu 6. Đơn giản biểu thức:

a) (x + 17 )– (24 + 35) ;

b) ( -32) – ( y + 20 ) + 20.

Câu 7. Tính nhanh các tổng sau:

a) ( 3567 – 214) – 3567;

b) ( - 2017) – ( 28 – 2017);

c) -( 269 – 357 ) + ( 269 – 357 );

d) ( 123 + 345) + (456 – 123) –[ 2017 - (345)]

Câu 8. Bỏ dấu ngoặc rồi tính:

a) ( 17 – 229) + ( 17 - 25 + 229) ;

b) ( 125 – 679 + 145) – ( 125 – 679 )

Câu 9. Tìm x biết:

a) 15 – ( 4 – x) = 6 ;

b) - 30 + ( 25 – x) = - 1 ;

c) x – ( 12 – 25) = -8 ;

d) ( x – 29 ) – ( 17 – 38 ) = - 9

Câu 10. Tìm số nguyên x biết:

a) x – 5 = - 1 ;

b) x + 30 = - 4;

c) x – ( - 24) = 3 ;

d) 22 – ( - x ) = 12;

e) ( x + 5 ) + ( x – 9 ) = x + 2 ;

f) ( 27 – x ) + ( 15 + x ) = x – 24 .

Câu 11. Tính nhanh:

a) -37 + 54 + (-70) + (-163) + 246;

b) -356 + 181 + (-123) + 350 + (-172)

c) -69 + 53 + 46 + (-94) + (-14) + 78

d) 13 - 12 + 11 + 10 - 9 + 8- 7 - 6 +5 - 4 + 3+ 2 - 1

Câu 12. Tính tổng các số nguyên x biết:

a) -2017 ≤ x  ≤ 2018;

b) a +3  ≤ x  ≤ a + 2018 (a ∈ N)

Câu 13. Tính giá trị của các biểu thức sau bằng cách hợp lí nhất:

a) 125. (- 61 ) . (- 2)3. ( -1 )2n ( n ∈ N* )

b) 136. ( - 47 ) + 36 .47

c) ( - 48 ). 72 + 36 . ( - 304 )

Câu 14. Tìm x ∈ Z biết:

a) ( x + 1) + ( x + 3) + ( x + 5 ) + …+ ( x + 99) = 0;

b) ( x – 3) + ( x - 2) + ( x – 1 ) + …+ 10 + 11 = 11;

 Câu 15. Cho a = -20 ; b – c = - 5 ; hãy tìm A biết A2= b ( a – c ) – c ( a – b ).

Tìm x, y ∈ Z biết :

a) ( x - 3). ( 2y + 1 ) = 7 ;

b) ( 2x + 1).( 3y – 2) = -55.

Cho a, b là hai số nguyên khác nhau. Có thể kết luận rằng số là số nguyên âm không?

Ngoài ra, các em học sinh tham khảo Trắc nghiệm Toán 6 KNTT cùng với các dạng Đề thi học kì 1 lớp 6Đề thi học kì 2 lớp 6 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
516
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán lớp 6

    Xem thêm