Bài tập ôn tập Toán lớp 6: Phân số
Bài tập ôn tập chương 3 Số học lớp 6: Phân số
Đề cương ôn tập chương 3 Toán 6 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán lớp 6 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Toán Chương 3 lớp 6 - Đề 1
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Toán Chương 3 lớp 6 - Đề 2
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Toán Chương 3 lớp 6 - Đề 3
1. Bài tập ôn tập Toán 6 Phân số Sách mới
Bài tập Phân số Toán 6 Kết nối tri thức
Bài tập Phân số Toán 6 Chân trời sáng tạo
Bài tập Phân số Toán 6 Cánh Diều
2. Bài tập chương 3 Toán lớp 6: Phân số
Bài 1: Định nghĩa hai phân số bằng nhau. Cho VD?
Bài 2: Dùng hai trong ba số sau 2, 3, 5 để viết thành phân số (tử số và mấu số khác nhau)
Bài 3:
1. Số nguyên a phải có điều kiện gì để ta có phân số?
a,\(\frac{{32}}{{a - 1}}\) b,\(\frac{a}{{5a + 30}}\)
2. Số nguyên a phải có điều kiện gì để các phân số sau là số nguyên:
a,\(\frac{{a + 1}}{3}\) b,\(\frac{{a - 2}}{5}\)
3. Tìm số nguyên x để các phân số sau là số nguyên:
a, \(\frac{{13}}{{x - 1}}\) b,\(\frac{{x + 3}}{{x - 2}}\)
Bài 4: Tìm x biết:
a, \(\frac{x}{5} = \frac{2}{5}\) b,\(\frac{3}{8} = \frac{6}{x}\) c,\(\frac{1}{9} = \frac{x}{{27}}\)
d,\(\frac{4}{x} = \frac{8}{6}\) e,\(\frac{3}{{x - 5}} = \frac{{ - 4}}{{x + 2}}\) f,\(\frac{x}{{ - 2}} = \frac{{ - 8}}{x}\)
Bài 5:
1. Chứng tỏ rằng các phân số sau đây bằng nhau:
a, \(\frac{{25}}{{53}}\);\(\frac{{2525}}{{5353}}\) và \(\frac{{252525}}{{535353}}\) b, \(\frac{{37}}{{41}}\); \(\frac{{3737}}{{4141}}\)và\(\frac{{373737}}{{414141}}\)
2. Tìm phân số bằng phân số \(\frac{{11}}{{13}}\)và biết rằng hiệu của mẫu và tử của nó bằng 6.
Bài 6: Giải thích vì sao các phân số sau bằng nhau:
a, \(\frac{{ - 22}}{{55}} = \frac{{ - 26}}{{65}}\) b,\(\frac{{114}}{{122}} = \frac{{5757}}{{6161}}\)
Bài 7: Rút gọn các phân số sau:
a,\(\frac{{{2^3}{{.3}^4}}}{{{2^2}{{.3}^2}.5}};\frac{{{2^4}{{.5}^2}{{.11}^2}.7}}{{{2^3}{{.5}^3}{{.7}^2}.11}}\) b,\(\frac{{121.75.130.169}}{{39.60.11.198}}\)
c, \(\frac{{1998.1990 + 3978}}{{1992.1991 - 3984}}\) d,\(\frac{{125}}{{1000}};\frac{{198}}{{126}};\frac{3}{{243}};\frac{{103}}{{3090}}\)
Bài 8: Rút gọn
a,\(\frac{{{3^{10}}.{{( - 5)}^{21}}}}{{{{( - 5)}^{20}}{{.3}^{12}}}}\) b, \(\frac{{ - {{11}^5}{{.13}^7}}}{{{{11}^5}{{.13}^8}}}\) c,\(\frac{{{2^{10}}{{.3}^{10}} - {2^{10}}{{.3}^9}}}{{{2^9}{{.3}^{10}}}}\) d,\(\frac{{{5^{11}}{{.7}^{12}} + {5^{11}}{{.7}^{11}}}}{{{5^{12}}{{.7}^{12}} + {{9.5}^{11}}.7{}^{11}}}\)
Bài 9: Tổng của tử và mẫu của phân số bằng 4812. Sau khi rút gọn phân số đó ta được phân số \(\frac{5}{7}\). Hãy tìm phân số chưa rút gọn.
Bài 10: Mẫu số của một phân số lớn hơn tử số 14 đơn vị. Sau khi rút gọn phân số đó ta được \(\frac{{993}}{{1000}}\) . Hãy tìm phân số ban đầu.
Bài 11:
a, Với a là số nguyên nào thì phân số \(\frac{a}{{74}}\) là tối giản.
b, Với b là số nguyên nào thì phân số \(\frac{b}{{225}}\) là tối giản.
c, Chứng tỏ rằng \(\frac{{3n}}{{3n + 1}}(n \in N)\) là phân số tối giản
Bài 12:
a, Quy đồng mẫu các phân số sau: \(\frac{1}{2};\frac{1}{3};\frac{1}{{38}};\frac{{ - 1}}{{12}}\)
b, Rút gọn rồi quy đồng mẫu các phân số sau: \(\frac{9}{{30}};\frac{{98}}{{80}};\frac{{15}}{{1000}}\)
Bài 13: Các phân số sau có bằng nhau hay không?
a, \(\frac{{ - 3}}{5}\)và \(\frac{{39}}{{ - 65}}\) b,\(\frac{{ - 9}}{{27}}\) và \(\frac{{ - 41}}{{123}}\) c, \(\frac{{ - 3}}{4}\)và \(\frac{4}{{ - 5}}\) d, \(\frac{2}{{ - 3}}\)và\(\frac{{ - 5}}{7}\)
Bài 14: Rút gọn rồi quy đồng mẫu các phân số:
a, \(\frac{{25.9 - 25.17}}{{ - 8.80 - 8.10}}\)và \(\frac{{48.12 - 48.15}}{{ - 3.270 - 3.30}}\)
b, \(\frac{{{2^5}.7 + {2^5}}}{{{2^5}{{.5}^2} - {2^5}.3}}\) và \(\frac{{{3^4}.5 - {3^6}}}{{{3^4}.13 + {3^4}}}\)
Bài 15: Tìm tất cả các phân số có tử số là 15 lớn hơn \(\frac{3}{7}\) và nhỏ hơn \(\frac{5}{8}\)
Bài 16: Tìm tất cả các phân số có mẫu số là 12 lớn hơn \(\frac{{ - 2}}{3}\)và nhỏ hơn \(\frac{{ - 1}}{4}\)
Bài 17: Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự
a, Tăng dần: \(\frac{{ - 5}}{6};\frac{7}{8};\frac{7}{{24}};\frac{{16}}{{17}};\frac{{ - 3}}{4};\frac{2}{3}\)
b, Giảm dần: \(\frac{{ - 5}}{8};\frac{7}{{10}};\frac{{ - 16}}{{19}};\frac{{20}}{{23}};\frac{{214}}{{315}};\frac{{205}}{{107}}\)
Bài 18: Quy đồng mẫu các phân số sau:
a, \(\frac{{17}}{{20}}\), \(\frac{{13}}{{15}}\)và \(\frac{{41}}{{60}}\) b, \(\frac{{25}}{{75}}\), \(\frac{{17}}{{34}}\)và \(\frac{{121}}{{132}}\)
Bài 19: Cho phân số \(\frac{a}{b}\) là phân số tối giản. Hỏi phân số \(\frac{a}{{a + b}}\) có phải là phân số tối giản không?
Bài 20: Cộng các phân số sau:
a, \(\frac{{65}}{{91}} + \frac{{ - 33}}{{55}}\) b,\(\frac{{36}}{{ - 84}} + \frac{{100}}{{450}}\)
c,\(\frac{{ - 650}}{{1430}} + \frac{{588}}{{686}}\) d,\(\frac{{2004}}{{2010}} + \frac{8}{{ - 670}}\)
Bài 21: Tìm x biết:
a,\(x = \frac{7}{{25}} + \frac{{ - 1}}{5}\) b,\(x = \frac{5}{{11}} + \frac{4}{{ - 9}}\) c,\(\frac{5}{9} + \frac{x}{{ - 1}} = \frac{{ - 1}}{3}\)
Bài 22: Tính nhanh giá trị các biểu thức sau:
\({\rm{A = }}\frac{{{\rm{ - 7}}}}{{{\rm{21}}}} + (1 + \frac{1}{3})\) \({\rm{B = }}\frac{{\rm{2}}}{{{\rm{15}}}} + (\frac{5}{9} + \frac{{ - 6}}{9})\) \({\rm{C = (}}\frac{{{\rm{ - 1}}}}{{\rm{5}}} + \frac{3}{{12}}) + \frac{{ - 3}}{4}\)
Bài 23: Tính theo cách hợp lí:
a, \(\frac{4}{{20}} + \frac{{16}}{{42}} + \frac{6}{{15}} + \frac{{ - 3}}{5} + \frac{2}{{21}} + \frac{{ - 10}}{{21}} + \frac{3}{{20}}\)
b,\(\frac{{42}}{{46}} + \frac{{250}}{{186}} + \frac{{ - 2121}}{{2323}} + \frac{{ - 125125}}{{143143}}\)
Bài 24: Tính:
a,\(\frac{7}{3} + \frac{1}{2} - \frac{{ - 3}}{{70}}\) b,\(\frac{5}{{12}} - \frac{3}{{ - 16}} + \frac{3}{4}\)
Bài 25: Tìm x, biết:
a, \(\frac{3}{4} - x = 1\) b, \(x + 4 = \frac{1}{5}\) c, \(x - \frac{1}{5} = 2\) d,\(x + \frac{5}{3} = \frac{1}{{81}}\)
Bài 26: Tính tổng các phân số sau:
a,\(\frac{1}{{1.2}} + \frac{1}{{2.3}} + \frac{1}{{3.4}} + \ldots + \frac{1}{{2003.2004}}\)
b, \(\frac{1}{{1.3}} + \frac{1}{{3.5}} + \frac{1}{{5.7}} + \ldots + \frac{1}{{2003.2005}}\)
Bài 27: Thực hiện phép nhân sau:
a, \(\frac{3}{7} \cdot \frac{{14}}{5}\) b,\(\frac{{35}}{9} \cdot \frac{{81}}{7}\) c,\(\frac{{28}}{{17}} \cdot \frac{{68}}{{14}}\) d,\(\frac{{35}}{{46}} \cdot \frac{{23}}{{205}}\)
Bài 28: Tìm x, biết:
a, x - \(\frac{{10}}{3}\)= \(\frac{7}{{15}} \cdot \frac{3}{5}\) b,\(x + \frac{3}{{22}} = \frac{{27}}{{121}} \cdot \frac{{11}}{9}\)
c,\(\frac{8}{{23}} \cdot \frac{{46}}{{24}} - x = \frac{1}{3}\) d,\(1 - x = \frac{{49}}{{65}} \cdot \frac{5}{7}\)
Bài 29: Lớp 6A có 42 HS được chia làm 3 loại: Giỏi, khá, Tb. Biết rằng số HSG bằng 1/6 số HS khá, số HS Tb bằng 1/5 tổng số HS giỏi và khá. Tìm số HS của mỗi loại.
Bài 30: Tính giá trị của cắc biểu thức sau bằng cách tính nhanh nhất:
a,\(\frac{{21}}{{25}}.\frac{{11}}{9}.\frac{5}{7}\) b,\(\frac{5}{{23}}.\frac{{17}}{{26}} + \frac{5}{{23}}.\frac{9}{{26}}\) c,\(\left( {\frac{3}{{29}} - \frac{1}{5}} \right) \cdot \frac{{29}}{3}\)
Bài 31: Tìm các tích sau:
a, \(\frac{{16}}{{15}}.\frac{{ - 5}}{{14}}.\frac{{54}}{{24}}.\frac{{56}}{{21}}\) b,\(\frac{7}{3}.\frac{{ - 5}}{2}.\frac{{15}}{{21}}.\frac{4}{{ - 5}}\)
Bài 32: Tính nhẩm
a,\(5.\frac{7}{5}\) b, \(\frac{3}{4}.\frac{7}{9} + \frac{1}{4}.\frac{7}{9}\)
c,\(\frac{1}{7}.\frac{5}{9} + \frac{5}{9}.\frac{1}{7} + \frac{5}{9}.\frac{3}{7}\) d,\(4.11.\frac{3}{4}.\frac{9}{{121}}\)
Bài 33: Thực hiện phép tính chia sau:
a,\(\frac{{12}}{5}:\frac{{16}}{{15}}\) b, \(\frac{9}{8}:\frac{6}{5}\) c, \(\frac{7}{5}:\frac{{14}}{{25}}\) d,\(\frac{3}{{14}}:\frac{6}{7}\)
Bài 34: Tìm x biết:
a,\(\frac{{62}}{7}.x = \frac{{29}}{9}:\frac{3}{{56}}\) b, \(\frac{1}{5}:x = \frac{1}{5} + \frac{1}{7}\)
c,\(\frac{1}{{2{a^2} + 1}}:x = 2\) (a là tham số)
---------
>> Nội dung tài liệu ôn tập chi tiết ở FILE TẢI VỀ <<
Ngoài Đề cương ôn tập chương 3 Số học, mời các bạn học sinh tham khảo thêm các đề thi học kì 2 Toán 6, đề kiểm tra học kì 2 các môn lớp 6 mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với Đề cương ôn tập này sẽ giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt!