Sự tích hồ Gươm - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
Sự tích hồ Gươm - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩmđược VnDoc đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Tác phẩm: Sự tích hồ Gươm
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.
I. Đôi nét về tác phẩm Sự tích hồ Gươm
1. Thể loại: truyền thuyết
- Truyền thuyết là 1 trong 12 thể loại văn học dân gian của nước ta. Gồm có các đặc điểm nổi bật sau:
- Đây là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm thuộc nhóm những truyền thuyết về thời Hậu Lê - so với những truyền thuyết về thời kì đầu dựng nước (Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng...) thì những truyền thuyết ra đời sau như Sự tích Hồ Gươm có ít yếu tố hoang đường, kì ảo hơn, đồng thời theo sát lịch sử hơn.
2. Phương thức biểu đạt
- PTBĐ chính là tự sự
3. Tóm tắt văn bản Sự tích Hồ Gươm
Thời giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, được Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần giết giặc. Người đánh cá Lê Thận ba lần kéo lưới đều được một lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng thấy vỏ gươm nạm ngọc, tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân đánh thắng quân xâm lược. Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
(Mời các bạn tham khảo thêm các bài tóm tắt khác của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm tại đây)
4. Bố cục văn bản Sự tích Hồ Gươm
- Gồm có 3 phần:
STT | Giới hạn | Nội dung |
Phần 1 | Từ đầu → "báo đền Tổ Quốc" |
|
Phần 2 | "Từ đó nhuệ khí" → "một tên giặc nào trên đất nước" |
|
Phần 3 | Phần còn lại |
|
5. Giá trị nội dung của văn bản Sự tích Hồ Gươm
- Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm được sáng tác nhằm:
- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược, do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV
- Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc
6. Giá trị nghệ thuật của văn bản Sự tích Hồ Gươm
- Sử các chi tiết tưởng tượng, kì ảo giàu ý nghĩa (như Rùa Vàng, gươm thần...)
- Sử dụng nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian:
- Lối kể chuyện theo trình tự thời gian (cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau thì kể sau)
- Cốt truyện kể về nhân vật chính là Lê Lợi - một người có tài, có đức, có chí lớn, được nhân dân kính yêu, thần linh ủng hộ, cuối cùng làm nên nghiệp lớn, thống nhất giang sơn.
- Kết thúc các câu chuyện dân gian luôn là kết thúc có hậu, người tốt sẽ thành chính quả, được như mong ước (Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn dành được chiến thắng, thống nhất đất nước), kẻ xấu phải gánh hậu quả nặng nề (quân Minh bị quét sạch)
II. Dàn ý phân tích văn bản Sự tích hồ Gươm
1. Mở bài
- Giới thiệu về thể loại truyền thuyết (khái niệm truyền thuyết, khái quát đặc trưng thể loại truyền thuyết…)
- Giới thiệu về truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” (tóm tắt văn bản, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Long Quân trao gửi gươm báu cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn để đánh đuổi quân xâm lược
- Hoàn cảnh:
- Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, coi dân ta như cỏ rác
- Nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua
→ Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần
- Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm:
- Lê Lợi: chủ tướng, nhặt được chuôi gươm ở trên ngọn cây đa trong một khu rừng
- Lê Thận: người dân đánh cá, nhặt được lưỡi gươm
→ Trên lưỡi gươm có hai chữ “Thuận Thiên” nghĩa là theo ý Trời, qua đó khẳng định tính chất chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn.
→ Đồng thời, việc Lê Lợi nhặt được chuôi gươm và Lê Thận nhặt được lưỡi gươm cho chúng ta thấy đây là cuộc khởi nghĩa mang tính chất đoàn kết toàn dân. Chỉ khi quân và dân đoàn kết một lòng thì kẻ thù nào cũng không phải sợ hãi.
b. Nhờ gươm thần mà nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh, dành lại độc lập
- Sau khi nhận được gươm thần, tình thế của nghĩa quân hoàn toàn thay đổi:
- Nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng
- Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc chứ không phải trốn tránh như trước, họ tung hoành khắp các trận địa, khiến cho quân Minh phải kinh hồn bạt vía
- Gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, đến lúc không còn bóng giặc nào trên đất nước nữa
→ Như vậy, nhờ sức mạnh của gươm thần và sự đoàn kết của nhân dân cùng nghĩa quân, giặc Minh đã bị quét sạch khỏi bờ cõi nước Nam, đất nước ta trở về với độc lập, thái bình.
c. Lê Lợi trả lại gươm cho Long Quân, lý giải tên gọi của hồ Hoàn Kiếm
- Bối cảnh diễn ra màn trao trả gươm thần:
- Thời gian: một năm sau khi đuổi giặc Minh
- Hoàn cảnh đất nước: nước ta đã hoàn toàn độc lập, an hưởng thái bình
- Địa điểm: hồ Tả Vọng
- Nhân vật đòi gươm: Rùa Vàng – sứ giả của Đức Long Quân
- Nhân vật trả gươm: Lê Lợi nay đã trở thành vua - đang cưỡi thuyền rồng du ngoạn
→ Hành động trao trả gươm thần một cách dứt khoát thể hiện sự trung thực, nghĩa khí, không tham lam, gian dối của vị anh hùng Lê Lợi.
- Sự kiện Lê Lợi trao trả gươm thần cho Đức Long Quân đã giải thích cho việc hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm - đây là cách lý giải của nhân dân ta.
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung:
- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV
- Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc.
+ Nghệ thuật:
- Sử dụng các chi tiết tưởng tượng, kì ảo có ý nghĩa
- Có lối kể chuyện đậm chất dân gian...
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Sự tích hồ Gươm - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài.
Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Các bài liên quan đến tác phẩm: