Lợn cưới, áo mới - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Lợn cưới, áo mới - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.

I. Đôi nét về tác phẩm Lợn cưới, áo mới

1. Thể loại: truyện cười

- Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

2. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ chính là tự sự

3. Tóm tắt văn bản Lợn cưới, áo mới

Hai anh chàng hay khoe của gặp nhau. Một anh đang vội tìm con lợn bị sổng nhưng vẫn kịp khoe “lợn cưới” (lợn để làm cỗ cưới), còn anh kia thì bình tĩnh khoe luôn chiếc áo mới mặc từ sáng.

(Mời các bạn tham khảo thêm nhiều bản tóm tắt khác của truyện cười Lợn cưới, áo mới tại đây)

4. Các nhân vật của văn bản Lợn cưới, áo mới

Truyện cười Lợn cưới, áo mới

- Gồm có 2 nhân vật

  • Anh chàng đi tìm lợn
  • Anh chàng có cái áo mới

→ Điểm chung là cả 2 anh này đều có tính hay khoe của

→ Chính nét đặc điểm tính cách này đã tạo nên một tình huống hài hước, bật lên tiếng cười sảng khoái của người đọc.

5. Giá trị nội dung văn bản Lợn cưới, áo mới

Truyện Lợn cưới, áo mới được viết nhằm chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của - một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.

6. Giá trị nghệ thuật văn bản Lợn cưới, áo mới

- Cách kể chuyện ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ kể, dễ trao đổi, lan truyền

- Sử dụng nhiều yếu tố gây cười (những hành động, lời thoại mang nội dung thừa thãi, dài dòng không cần thiết)

II. Dàn ý phân tích văn bản Lợn cưới, áo mới

1. Mở bài

- Giới thiệu về thể loại truyện cười (khái niệm, đặc trưng, phân loại truyện cười…)

- Giới thiệu về truyện “Lợn cưới, áo mới” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Tìm hiểu về tính khoe của

  • Tính khoe của là thói thích tỏ ra, trưng ra, khoe ra với người khác những gì mà mình sở hữu.
  • Thói xấu này thường xuất hiện ở những người có của, thích được chú ý, được ngưỡng mộ và thích học đòi.

→ Đây là một thói quen khá phổ biến ở trong xã hội, có ở mọi lứa tuổi, tầng lớp. Tuy không gây ảnh hưởng gì lớn đến cuộc sống nhưng đôi khi nó cũng gây những phiền hà, khó chịu nhất định cho người khác.

b. Tình huống truyện

- Cuộc đụng độ, gặp gỡ của 2 kẻ thích khoe của với các câu nói ngớ ngẩn, thừa thãi về thông tin, tạo nên một tình huống dở khóc dở cười, làm baath lên tiếng cười sảng khoái cho người đọc.

c. Thói khoe của của anh chàng đi tìm lợn

- Tình huống khoe của: nhà của anh ta đang làm cỗ cưới (một ngày vô cùng trọng đại) thì bị mất con lợn - món ăn chính, quan trọng nhất của bữa tiệc và vô cùng đắt đỏ.

- Hoàn cảnh khoe của: mọi người vô cùng hoảng hốt, bối rối, chia nhau ra tìm lợn để làm cỗ, anh chàng này cũng trong đám người đi tìm lợn.

→ Hoàn cảnh vô cùng bối rối, vội vàng, gấp gáp, eo hẹp về thời gian.

→ Thế nhưng trong bối cảnh như vậy, anh chàng này vẫn kịp khoe của với người khác qua câu nói của mình:

"Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?"

Truyện cười Lợn cưới, áo mới

→ Câu hỏi này bị thừa thông tin là "cưới", bởi vì:

  • Từ "cưới" không phải là tên gọi hay có ý nghĩa gì để nhận diện con lợn cả
  • Từ "cưới" cũng không thích hợp để nói về một con vật sắp bị làm thịt đã bị sổng mất

→ Anh ta cố nói thừa ra, dài hơn câu nói chỉ để khoe với người khác là:

  • Mình chuẩn bị cưới vợ
  • Cỗ cưới có làm thịt một con lợn

→ Chính việc trong tình huống vô cùng cấp bách, nhưng lại cố nói thêm các thông tin dư thừa trong câu nói để khoe khoang của anh chàng đi tìm lợn, đã tạo nên tiếng cười hài hước cho mọi người.

d. Thói khoe của của anh chàng có áo mới

- Bối cảnh để anh chàng có áo mới khoe của:

  • Anh chàng này vừa may được một tấm áo mới, liền đem ra mặc ngay rồi ra đứng hóng ở cửa chờ có ai đó đi qua khen mình.
  • Anh ta mặc một chiếc áo mới và đứng ở cửa nhà suốt cả một ngày (từ sáng đến chiều) chỉ để chờ đợi một lời khen của người khác.

→ Rõ ràng anh chàng này đã bỏ phí một ngày vô ích chỉ để đứng khoe với thiên hạ cái áo mới của mình

→ Hành động này vừa đáng trách vừa đáng cười khi anh chàng này thèm được khen ngợi, thèm được khoe khoang đến mức đứng ở cổng mãi như vậy.

- Tình huống khoe của của anh chàng có áo mới:

  • Sau cả một ngày chờ đợi thì cũng có người đến hỏi thăm
  • Người hỏi thăm đang trong trạng thái vô cùng hớt hải, vội vàng để tìm đồ bị mất chứ không hỏi gì về chiếc áo của anh ta

→ Trong tình huống gấp gáp như vậy, anhc hàng này chỉ cần nói là "không thấy con lợn" là đã đủ thông tin, đồng thời tiết kiệm được thời gian cho người kia đi tìm ở nơi khác. Thế nhưng anh ta đã nói một câu trả lời rất dài dòng, cung cấp những thông tin thừa thãi không ai hỏi:

"Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!"

→ Thông tin "mặc cái áo mới này" là thừa thãi, bởi người hỏi không cần biết về thông tin này

→ Chính vì muốn khoe khoang chiếc áo mới bất chấp hoàn cảnh, thời điểm của anh chàng này. Kết hợp với hành động giờ vạt áo ra để "minh họa" và khoe của đến bất chấp của anh chàng đã tạo nên tiếng cười sảng khoái cho mọi người.

e. Ý nghĩa câu chuyện

- Qua tình huống hài hước - cuộc gặp gỡ của hai người thích khoa khoang bất chấp thời gian, địa điểm, hoàn cảnh đã gây nên tiếng cười thích thú của mọi người.

- Đồng thời, phê phán nhẹ nhàng thói xấu khoe của của một bộ phận người trong xã hội

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

  • Nội dung: chê giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội
  • Nghệ thuật: cách kể chuyện ngắn gọn, sử dụng nhiều yếu tố gây cười…

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lợn cưới, áo mới - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài.

Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Đánh giá bài viết
2 4.838
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ văn 6 KNTT

    Xem thêm