Thầy bói xem voi - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
Thầy bói xem voi - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.
I. Đôi nét về tác phẩm Thầy bói xem voi
1. Thể loại: truyện ngụ ngôn
- Truyện ngụ ngôn
- Hình thức: là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần
- Nội dung: mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người
- Mục đích: nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi thuộc nhóm truyện mượn chuyện về chính con người để đưa ra bài học cho mọi người.
2. Phương thức biểu đạt
- PTBĐ chính là tự sự
3. Tóm tắt văn bản Thầy bói xem voi
Năm ông thầy bói mù góp tiền để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.
(Mời các bạn tham khảo thêm các bài tóm tắt khác của truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi tại đây)
4. Bố cục văn bản Thầy bói xem voi
- Gồm 3 phần:
STT | Giới hạn | Nội dung |
Phần 1 | Từ đầu → "thầy thì sờ đuôi" |
|
Phần 2 | "Đoạn năm thầy ngồi bàn" → "như cái chổi sể cùn" |
|
Phần 3 | Phần còn lại |
|
5. Giá trị nội dung văn bản Thầy bói xem voi
Từ câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
6. Giá trị nghệ thuật văn bản Thầy bói xem voi
- Cách giáo huấn nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc
- Dùng đối thoại, tạo nên tiếng cười kín đáo, hài hước
- Dùng lối nói phóng đại
- Lặp lại các sự việc
7. Ý nghĩa nhan đề văn bản Thầy bói xem voi
- Thầy bói xem voi là một thành ngữ dân gian, được ông cha ta dùng để chỉ những người nhìn nhận sự việc, hiện tượng chỉ tù một phía, không toàn diện, còn thiếu sót nhưng bảo thủ với ý kiến của mình, không chịu thay đổi. Qua đó, khuyên răn con cháu mình răng cần phải xem xét các sự vật một cách toàn diện khi muốn tìm hiểu chúng.
- Thành ngữ, tục ngữ có ý nghĩa tương tự Thầy bói xem voi:
- Thấy cây mà chẳng thấy rừng
- Cuộc sống đa sự, con người đa đoan
II. Dàn ý phân tích văn bản Thầy bói xem voi
1. Mở bài
- Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)
- Giới thiệu về truyện “Thầy bói xem voi” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh các thầy bói xem voi
- Hoàn cảnh: nhân buổi ế hàng, 5 thầy bói ngồi tán gẫu với nhau thì có chú voi đi qua.
- Đặc điểm chung của 5 thầy bói:
- Đều bị mù
- Chưa biết gì về hình thù con voi
→ Cách mở đầu câu chuyện tuy ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn.
b. Cách các thầy bói xem voi:
- Dùng tay để sờ
- Mỗi thầy đứng ở một vị trí và chỉ sờ một bộ phận của con voi
→ Không có ai thực sự sỡ hết toàn thân con voi cả.
c. Các thầy bói miêu tả tranh cãi về ngoại hình con voi
- Các thầy bói phán về hình thù con voi:
- Thầy sờ voi: sun sun như con đỉa
- Thầy sờ ngà: chần chẫn như cái đòn càn
- Thầy sờ tai: bè bè như cái quạt thóc
- Thầy sờ chân: sừng sững như cái cột đình
- Thầy sờ đuôi: tùn tũn như cái chổi sể cùn
→ Đúng được từng bộ phận nhưng không đúng được tổng thể
- Thái độ của các thầy khi phán:
- Chủ quan, bảo thủ, phiến diện
- Phủ nhận hoàn toàn quan điểm của người khác (sử dụng nhiều từ phủ định: tưởng - hóa ra, không phải, đâu có, ao bảo, không đúng), khẳng định quan điểm của mình, luôn cho mình là đúng
→ Sai lầm về phương pháp nhận thức và đề cao cái tôi cá nhân quá lớn, không biết tiếp thu ý kiến từ người khác
d. Kết quả của việc xem voi
- Không ai chịu ai, ai cũng cho là mình đúng
- Xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu
→ Nghệ thuật phóng đại tạo tiếng cười, tô đậm sự sai lầm, vô lý của các thầy bói và để lại bài học đáng nhớ về cách nhìn nhận sự vật.
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
- Nội dung: Từ câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện
- Nghệ thuật: phóng đại, dùng đối thoại tạo nên tiếng cười kín đáo…
- Bài học cho bản thân: phải xem xét sự vật, sự việc một cách toàn diện, phải biết lắng nghe ý kiến của người khác…
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Thầy bói xem voi - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài.
Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Các bài liên quan đến tác phẩm: