Em bé thông minh - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
Em bé thông minh - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Truyện cổ tích Em bé thông minh
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.
I. Đôi nét về tác phẩm Em bé thông minh
1. Thể loại
- Em bé thông minh thuộc nhóm truyện cổ tích viết về nhân vật chính là người thông minh.
2. Phương thức biểu đạt
- PTBĐ chính là tự sự
3. Tóm tắt văn bản Em bé thông minh
a. Các diễn biến, sự kiện chính của câu chuyện.
- Vua sai cận thần đi tìm người tài giỏi giúp nước.
- Cận thần gặp hai cha con đang cày ruộng, và đưa ra câu hỏi oái oăm (trâu 1 ngày cày được mấy đường)
- Cậu bé đã trả lời bằng một câu đố ngược lại khiến vị quan không biết trả lời thế nào (ngựa của quan 1 ngày đi mấy đường).
- Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố mới (ban cho 3 con trâu đực và muốn đẻ thành 9 con)
- Em bé đã để cả làng làm thịt trâu ăn và đố lại nhà vua khiến vua rất bất ngờ trước trí thông minh của em (làm cho bố đẻ em)
- Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa một con chim sẻ bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn.
- Em bé giải đố bằng cách đố lại vua khiến vua khâm phục trước tài trí của mình (rèn kim thành dao mổ chim)
- Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn dò la xem nước ta có người tài hay không nên ra câu đố hóc búa mãi không ai giải được (xâu sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc)
- Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được.
- Em bé được phong là trạng nguyên.
b. Đoạn văn tóm tắt câu chuyện
Một ông vua sai viên quan đi tìm người hiền tài. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố hóc búa để thử tài. Một hôm, thấy hai cha con làm ruộng, quan hỏi một câu hỏi khó “trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”. Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Nhận ra người tài, viên quan về báo vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó nuôi để trâu đực đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách và cứu được dân làng. Lần thử tài sau, cậu bé vượt qua thử thách khiến vua nể phục. Vua láng giềng có ý xâm lược, muốn dò xét nhân tài nước ta, sai sứ giả mang sang chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Cả triều không ai tìm ra cách, vua tìm cậu bé. Cậu bé thông minh chỉ ra cách giải, giúp đất nước tránh được một cuộc chiến. Vua phong cậu làm trạng nguyên.
(Mời các bạn tham khảo thêm các bài tóm tắt khác của truyện cổ tích Em bé thông minh tại đây)
4. Bố cục (3 phần)
STT | Giới hạn | Nội dung |
Phần 1 | Từ đầu → "có người nào thật lỗi lạc" |
|
Phần 2 | "Một hôm, viên quan đi qua" → "của sứ giả nước láng giềng" |
|
Phần 3 | Phần còn lại |
|
5. Giá trị nội dung của văn bản Em bé thông minh
Em bé thông minh là loại truyện cổ tích về nhân vật thông minh – kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…) từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.
6. Giá trị nghệ thuật
- Dùng câu đố thử tài, từ đó tạo nên tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tài năng
- Cách dẫn dắt sự việc cùng với mức độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước
II. Dàn ý phân tích văn bản Em bé thông minh
1. Mở bài
- Giới thiệu về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, các kiểu nhân vật, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)
- Giới thiệu về truyện cổ tích “Em bé thông minh” (thuộc kiểu nhân vật nào, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Nhà vua tìm kiếm người tài giỏi
- Vua sai viên quan tìm người tài giỏi ra giúp nước
- Viên quan: đi khắp nơi, ra những câu đố oái oăm nhưng chưa tìm thấy người nào lỗi lạc
→ Vị vua anh minh, viên quan tận tụy
b. Những thử thách hóc búa và cách giải đáp thông minh của cậu bé
- Lần thử thách thứ nhất:
- Hoàn cảnh: hai cha con em bé đang cày ruộng
- Viên quan hỏi: Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?
- Em bé: hỏi vặn lại viên quan – ngựa của ông một ngày đi được mấy bước
→ Cách giải bất ngờ, lý thú. Em bé không lúng túng mà đẩy thế bị động sang người đưa ra câu đố. Câu trả lời của em bé khiến viên quan bất ngờ, sửng sốt và phát hiện ra người tài
- Lần thử thách thứ hai:
- Vua ra câu đố dưới dạng hình thức mệnh lệnh và tính chất nghiêm trọng “nếu không thì cả làng phải chịu tội”
- Câu đố của vua hết sức vô lý: nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con
- Em bé đã tìm cách đối diện với vua, đưa vua và quần thần vào bẫy của mình để vua tự nói ra sự vô lí trong câu đố của vua
- Lần thử thách thứ ba:
- Vua ra lệnh cho hai cha con, từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ
- Em bé giải đố bằng cách đưa một cái kim may bảo nhà vua rèn thành cái dao
- Vua phục tài và ban thưởng rất hậu
- Lần thử thách thứ tư:
- Sứ thần nước ngoài ra câu đố: xỏ sợi chỉ qua mình con ốc xoắn
- Tính chất nghiêm trọng, liên quan đến vận mệnh quốc gia
- Triều đình nước Nam phải giải đố
→ Vua, quan lúng túng, lo lắng, bất lực. Em bé giải đố bằng kinh nghiệm dân gian một cách dễ dàng
→ Tính chất câu đố ngày một oái oăm, người ra câu đố ngày một cao hơn, điều đó làm tăng thêm sự thông minh, tài trí của em bé
c. Cậu bé thông minh được phong làm trạng nguyên
- Vua phong em bé làm trạng nguyên
- Xây dinh thự ở bên cạnh hoàng cung cho em bé để tiện hỏi han
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
- Nội dung: Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…), từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày
- Nghệ thuật: dùng câu đố thử tài tạo tình huống để nhân vật thể hiện tài năng…
- Cảm nhận của bản thân: thán phục trí thông minh, sự sắc sảo của cậu bé…
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Em bé thông minh - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài.
Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Các bài liên quan đến tác phẩm: